Tầm này thì việc phong tỏa, giãn cách xã hội do nCoV đã không còn xa lạ gì với mọi người trên toàn thế giới rồi. Dù có nhiều bất cập nhưng đây vẫn là một trong những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn dòng lây lan mạnh mẽ của virus. 

Chắc ai cũng biết, cứ sau chừng khoảng mấy chục ngày phong tỏa thì mọi người đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, bí bách và khó chịu do mọi hoạt động giao tiếp bị kiềm chế. Thế nhưng, vì để ngăn ngừa dịch bệnh, có thành phố đã đóng cửa tới 235 ngày và hiện tại vẫn chưa biết bao giờ mới kiểm soát được virus để tự do trở lại.

Thậm chí, báo chí đưa tin rằng đây là thành phố 'lập kỉ lục phong tỏa lâu nhất thế giới'. Mọi thông tin cụ thể về thành phố cũng đăng tải rất rõ trên báo rồi, mọi người muốn biết thì theo dõi nhé.

hình ảnh

TP. Melbourne áp dụng các hạn chế. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Một thành phố đã hơn 235 ngày phong tỏa, lập kỷ lục là nơi phong tỏa lâu nhất

Đó chính là thành phố Melbourne – thủ phủ và cũng đồng thời là thành phố lớn nhất bang Vitocria. Đây cũng là thành phố lớn thứ 2 ở Úc.

Đài RT đưa tin: Thành phố này đang trải qua đợt phong tỏa thứ 6 kể từ khi virus nCoV bùng phát. Truyền thông địa phương đã gọi Melbourne là ‘thủ phủ phong tỏa’ do nơi này đã trải qua 235 ngày bị áp đặt các biện pháp hạn chế.

Trước đó, ‘kỷ lục’ này thuộc về thành phố Buenos Aires, Argentina với 234 ngày trong năm 2020.

Được biết, lệnh phong tỏa này hiện vẫn đang được áp dụng ở Melbourne cho tới ngày 26/10. Đến thời điểm đó, Melbourne sẽ trải qua tổng cộng 267 ngày ‘đóng cửa’. Sau ngày 26/10, các cửa hàng bán lẻ ngoài trời và khách sạn ở thành phố này sẽ được mở cửa trở lại.

Tuy nhiên, Melbourne hiện đang phải đối mặt với nhiều cuộc xuống đường phản đối phong tỏa từ người dân.

Tới nay, nỗ lực ngăn chặn virus lây lan bằng cách gia hạn phong tỏa không mang lại kết quả như mong muốn. Ngày 23/9, số ca nhiễm ở bang Vitoria lên mức 766 ca, nâng tổng số ca nhiễm ở toàn bang là 6.666 ca. Còn New South Wales cũng ghi nhận thêm hơn 1.000 ca nhiễm mới.

Cả nước Úc đến nay đã ghi nhận gần 94.000 ca nhiễm. Điều đáng nói là số ca nhiễm vẫn không ngừng tăng lên trước sự ‘ngang ngược’ của biến chủng Delta. Cũng vì thế, nước này đã phải từ bỏ chiến lược ‘Zero COVID’. Tuy nhiên, các bang New South Wales và Victoria vẫn đang phải chịu cảnh phong tỏa nghiêm ngặt.

hình ảnh

Thành phố này đã trải qua hơn 200 ngày phong tỏa. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Bỏ qua chiến lược ‘Zero COVID’, Úc từng bước tiến hành kế hoạch sống chung với nCoV

Sau nhiều ngày áp dụng các biện pháp hạn chế nhưng mang lại kết quả không mấy khả quan, các bang và vùng lãnh thổ của Úc đang từng bước chuyển từ mục tiêu loại bỏ sang sống chung.

Tại bang Victoria, giới quan chức đang cố gắng đẩy nhanh chiến lược tiêm chủng. Thủ hiến Daniel Andrews thông tin: Họ sẽ dỡ lệnh phong tỏa kéo dài suốt nhiều tuần qua nếu 70% cư dân từ 16 tuổi trở lên tiêm đủ liều vắc xin. Lệnh dỡ bỏ này sẽ được thực hiện bất chấp việc có ghi nhận thêm ca nhiễm mới hay không.

Ông Andrews nhận định: Bang này có thể đạt được mục tiêu vào khoảng 26/10. Tới ngày 2/11, 80% số người đủ điều kiện tiêm chủng ở Victoria sẽ được tiêm đầy đủ. Tới nay, đã có khoảng 43% người dân của bang được tiêm đủ liều.

Được biết, kế hoạch này khá phù hợp với lộ trình của chính phủ liên bang. Họ cũng muốn dỡ bỏ phong tỏa khi 70% dân số được tiêm đủ liều. Một khi 80% dân số tiêm đủ thì chính phủ sẽ từng bước mở lại biên giới quốc tế.

hình ảnh

Đang có kế hoạch thay đổi biện pháp đối phó với virus, ảnh minh họa, internet

Tương tự, điều này cũng xảy ra ở bang New South Wales. Giới chức trách đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để chống lại sự bùng phát của Delta.

Hiện, New South Wales đã nới lỏng một số biện pháp hạn chế với việc tụ họp do có khoảng 52% người dân đã được tiêm chủng.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này cũng cho rằng cần lập ‘kế hoạch đưa Australia tiến tới sống chung an toàn với virus’. Trong cuộc họp Quốc hội diễn ra đầu thàng, Thủ tướng Úc cũng nhấn mạnh: ‘Australia có thể sẽ sống chung với chủng virus này’.

Đây là toàn bộ thông tin đã được báo chí đăng tải rồi đó mọi người. Thế mới thấy là không phải mỗi Việt Nam mình mới áp đặt các hạn chế đâu. Việc này là rất cần thiết và nước nào cũng áp dụng. Chúng ta được nới lỏng sớm thế này đã hạnh phúc hơn nhiều so với người dân ở Melbourne rồi đó.

Nguồn: Tổng hợp