Giúp đỡ đồng nghiệp là một việc nên làm. Nhưng với một số trường hợp quá thường xuyên "lợi dụng lòng tốt", vượt ngoài khả năng của bản thân thì phải làm sao?

hình ảnhĐi làm chỉ dám ăn trưa 30k, thanh niên văn phòng ấm ức vì đồng nghiệp nhờ mua món Tây lơ trả tiền (Ảnh minh họa: riviu, ndh)

Môi trường công sở được coi là ngôi nhà thứ hai của mỗi người, bởi hầu hết chúng ta luôn dành ra tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày để làm việc, giao tiếp và sinh hoạt ở văn phòng chung với những đồng nghiệp của mình. Chính vì vậy mà làm thế nào để tạo ra một môi trường làm việc thoải mái là một điều vô cùng quan trọng và phải lưu ý rằng, mọi mối quan hệ nơi công sở đều nên đặt ra những giới hạn rõ ràng. Mối quan hệ sẽ dễ nhạt nếu cách quá xa, nhưng cũng sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn nếu cách quá gần. Giữ một khoảng cách phù hợp là cách để duy trì mối quan hệ lâu dài, hòa hợp.

Nhưng những gì tôi đưa ra ở trên chỉ là lý thuyết, chỉ ai đã và đang đi làm rồi mới hiểu, để giữ một khoảng cách 'vừa vặn' với đồng nghiệp, cấp trên quả thật là rất khó. Nhất là những việc liên quan đến tiền bạc thì lại càng nhạy cảm hơn. Như câu chuyện mà tôi muốn chia sẻ với mọi người dưới đây là một ví dụ.

Cụ thể thì đây là lời tâm sự của một chàng nhân viên văn phòng. Anh thật lòng cho biết, mức lương hằng tháng của mình không cao nếu không muốn nói là quá thấp. Mỗi ngày đi làm, anh chỉ dám tiêu 30 nghìn cho bữa trưa. Ấy thế mà, chẳng hiểu làm sao anh lại thường xuyên bị đồng nghiệp nhờ vả mua đồ ăn hộ. Mà toàn là đồ tây đắt tiền không mới khổ cơ chứ. Nếu nhờ và trả lại ngay thì chẳng nói làm gì, đằng này lại toàn kiếm cơ quỵt luôn khiến anh chàng ấm ức hết sức.

"Có ai đi làm lương thấp, chỉ dám ăn trưa 30k còn hay bị đồng nghiệp nhờ tiện đường mua hộ đồ tây chưa? Nào là bò sốt vang, mỳ Italia, bò usa, bít tết,.. mỗi suất trên dưới trăm ngàn mà chẳng bao giờ đưa tiền trước. Đã vậy còn nhờ mua cho cả người khác nữa.

Khi ăn xong thì nhẹ nhàng bảo thôi để anh/chị kia trả cả cho em nhé, trong khi đó là người trực tiếp nhờ vả mình. Ai đi làm thì biết kiểu chị em văn phòng là như thế nào rồi, bình thường thì chuyện trò vui đùa thân thiết các kiểu, nhưng đụng chuyện tế nhị như tiền nong thì chẳng hiểu sao tỉnh bơ như không ấy, trong khi thu nhập của họ cao hơn mình rất nhiều.

Nhiều khi nghĩ nếu là mình thì chắc chắn mình không thể mặt dày kiểu đó với người vừa giúp mình mua đồ được. Chẳng hiểu tại sao luôn. Nói ra thì đang vui trở thành mất lòng. Có lẽ không nên quá thân với đồng nghiệp và coi họ như bạn bè của mình.

Cảm ơn mọi đã nghe tâm sự hỗn độn của mình trong một buổi chiều u ám."

hình ảnh

Nguyên văn dòng tâm sự của nhân vật chính được đăng tải trên mạng xã hội (Ảnh: Kiến Thức Kinh Tế)

Hãy biết khi nào nên đặt bản thân lên hàng đầu và mạnh dạn nói “không” với những việc mà bạn không muốn làm, vượt ngoài khả năng của bản thân.

Dòng tâm sự của chàng nhân viên văn phòng trẻ sau khi được đăng tải đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cư dân mạng. Đặc biệt là với giới văn phòng vì đây là một câu chuyện vốn dĩ quá quen thuộc mà ai làm việc trong môi trường công sở đều phải trải qua. 

Nhưng mà lạ lắm, thay vì là những bình luận an ủi, động viên hay những tips hay để giúp anh chàng nhân vật chính có thêm kinh nghiệm để từ chối 'khéo' các yêu cầu nhờ vả ấy thì đa phần, mọi người đều quay sang chỉ trích, cho rằng anh quá cả nể, 'nghèo còn sĩ', đã vậy kỹ năng xử lý tình huống cũng kém nốt.

- "Bạn này chắc mới ra trường, cả nể quá. Đi làm thêm 1 vài năm sẽ trưởng thành và biết cách từ chối. Tôi của quá khứ cũng từng như vậy"

- Đã nghèo còn sĩ, gặp tui thì tui nói đưa tiền đây tui mua giùm"

- "EQ thấp quá. Cứ từ chối thôi, còn mua hộ thì đòi tiền chứ có gì đâu"

- "Thực ra mà bị mọi người đối xử như thế là do bạn đã dễ dãi quá thôi"

Bởi qua câu chuyện của anh chàng nhân viên văn phòng trên đây mới thấy, chúng ta thường có xu hướng cảm thấy tội lỗi khi không thể giúp đỡ một ai đó khi họ mở lời nhờ vả, hoặc trong môi trường làm việc lại hay quá cả nể với các mối quan hệ, dẫn đến sự không thoải mái khi làm việc. Tuy nhiên, hãy biết khi nào nên đặt bản thân lên hàng đầu và mạnh dạn nói “không” với những việc mà bạn không muốn làm đi mọi người ạ. Tôi khuyên thật lòng đấy!

Vì lòng tốt mà không đặt đúng chỗ thì sẽ thành mảnh đất màu mỡ để cho những người có lối văn hóa thấp như trên 'được nước làm tới', ai nhờ vả gì cũng cả nể giúp đỡ thì người ta sẽ coi lòng tốt của mình là đương nhiên.

Nguồn câu chuyện: Kiến Thức Kinh Tế