Giờ thang máy phổ biến lắm rồi, nhất là những gia đình ở chung cư, phải đi lại, tiếp xúc với tháng máy hàng ngày nên mọi người cũng đừng quên trang bị cho mình những kĩ năng, cách xử lý tình huống khi đi thang máy nhé!

Mới hôm nay mình lên báo đọc thì thấy có thông tin về 1 người phụ nữ bị tai nạn do hành động sai lầm với thang máy. Mình chia sẻ lại thông tin ở đây để mọi người cùng rút kinh nghiệm nha.

Người phụ nữ này là bà D.T.H, 58 tuổi, sống tại tỉnh Bắc Giang. Gia đình bà H có kinh doanh cửa hàng ăn uống nên sử dụng thang máy để vận chuyển đồ ăn. Hôm xảy ra sự việc là vào ngày 21/5, do thang máy bị hỏng nên gia đình bà H. gọi thợ về sửa chữa và kiểm tra xem có vấn đề gì hay không.

Trong lúc thợ đang sửa thang máy, bà H. đã ngó đầu nhìn vào trong buồng thang máy để xem tình hình sửa chữa như thế nào. Ngay lúc này, bỗng thang máy đột ngột rơi xuống trúng đầu bà H. Sự cố xảy ra khiến phần đầu cổ của bà H bị kẹt vào cánh cửa thang.

Ngay sau đó, bà H đã được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang để cấp cứu trong tình trạng sức khỏe nguy kịch.

hình ảnh

Bà H đang được điều trị tại viện, ảnh: DT

Theo BSCKII Phạm Tùng Sơn - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, tại thời điểm nhập viện, tình trạng của người bệnh vô cùng nghiêm trọng: Bà H bị hôn mê, kích thích xoắn vặn, suy hô hấp, tím môi đầu chi, thở yếu, SPO2 đo được là 88%, phía trước cổ có vết hằn tím tái như vết dây thắt.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành bóp bóng qua nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy xâm nhập để kiểm soát hô hấp đồng thời chống sốc, bù dịch cho người bệnh. Người bệnh được làm các cận lâm sàng để đánh giá, tiên lượng tình trạng và tiếp tục theo dõi các chỉ số sinh tồn.

Thật may mắn là sau 10 giờ đồng hồ được cấp cứu tích cực, bà H đã bắt đầu tỉnh táo trở lại. Bà đã có thể tự thở, các bác sĩ rút ống nội khí quản và cho đến hiện tại thì tình hình sức khỏe đã ổn định.

BS Sơn cho biết: "Đây là một tai nạn hy hữu, hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm. Mọi người trong quá trình sinh hoạt, lao động cần hết sức cẩn thận, không đứng xem, đứng gần thang máy đang trong quá trình sửa chữa".

hình ảnh

Bình tĩnh nếu thang máy gặp sự cố, ảnh: LSA

Qua đây, bác sĩ cũng khuyến cáo: Nếu gặp phải các trường hợp suy hô hấp do tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động cần lập tức giải cứu người bị nạn và hỗ trợ hô hấp bằng hà hơi, thổi ngạt rồi đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Bản thân mình cũng sống ở chung cư và làm việc ở các chung cư cao tầng nên ngày nào cũng phải đi thang máy. Nếu có ai từng gặp tình huống đang đi mà thang máy gặp trục trặc ví dụ như không mở cửa, kêu to hoặc bị lỗi gây kẹt người bên trong thì sẽ vô cùng hoảng hốt. Có trường hợp còn bị rơi thang nữa, đó là thang đang đi lên tới khoảng tầng 4 thì có cảm giác rơi hẫng 1 cái và mở ra là đã ở tầng trệt rồi.

Nói chung mình cũng từng đọc nhiều vụ nguy hiểm liên quan đến thang máy rồi nên kinh nghiệm rút ra là phải hết sức cẩn thận mọi người ạ.

Khi đi thang máy tốt nhất nên mang theo điện thoại để phòng có trường hợp cấp bách còn có thể liên hệ được với bên ngoài nếu không sẽ rất sợ hãi và mất sức. Trong trường hợp thang máy bị kẹt không mở cửa mọi người có thể để ý đến nốt ấn báo 'khẩn cấp', ấn vào đó hoặc để ý trong thang máy thường có camera quan sát có thể làm các động tác để thu hút sự chú ý của mọi người để kịp đến ứng cứu.

Không nên la hét hoặc đập phá trong thang máy bị kẹt vì việc này sẽ khiến chúng ta bị mất sức nhanh hơn, khiến cho tinh thần càng thêm hoảng sợ sẽ. Điều cần làm là giữ bình tĩnh, giữ sức để có thể vẫn ổn cho đến khi có người đến giải cứu.