Thai 34 tuần đau bụng lâm râm có nguy hiểm không? Mẹ lo lắng việc đau bụng ở giai đoạn này ảnh hưởng đến thai nhi? Liệu đây có phải dấu hiệu của việc sinh non? Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau bụng lâm râm ở thai tuần 34? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ câu trả lời hay nhất từ các chuyên gia khoa sản hiện nay.

>>> Có thể bạn quan tâm:

thai 34 tuần bụng đau lâm râm

Thai 34 tuần đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?

Mẹ không nên lo lắng thái quá khi mình đang đau bụng, vì có thể nguyên do xuất phát từ sinh lý khi mang thai. Tuy nhiên, khi mẹ nhận thấy thai 34 tuần có hiện tượng đau bụng lâm râm đi theo đó là các triệu chứng và dấu hiệu đi kèm cực kỳ nguy hiểm như:

  • Thai phụ bị chảy máu âm đạo, tiết nhiều dịch và thường xuyên buồn nôn.
  • Tình trạng sốt cao, co giật, chóng mặt và bị hoa mắt.
  • Cơn đau bụng kéo dài và mẹ thường cảm thấy đau dữ dội.

Chính vì vậy, trong giai đoạn mang thai tuần 34 và các tuần thai sau này, nếu mẹ bầu cảm thấy bụng đau lâm râm nhưng chưa chắc chắn nguyên nhân thì mẹ cần đến các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.

thai 34 tuần đau bụng lâm râm nguy hiểm không

Vì Sao Mang Thai Tuần 34 Bị Đau Bụng Lâm Râm?

Đây là thời kỳ thai nhi của mẹ đã phát triển khá hoàn thiện, cân nặng của thai nhi cũng đủ khiến bụng mẹ trở nên nặng nề hơn. Đây cũng chính là lý do dẫn đến tình trạng đau bụng lâm râm khi mang thai tuần thứ 34 vì dây chằng phải kéo dãn hết cỡ để có thể nâng đỡ cân nặng của thai nhi. Tạo ra cảm giác mệt mỏi, áp lực ở vùng bụng dưới ở mẹ bầu vào thời kỳ thai 3 tháng cuối.

Mặt khác, cảm giác đau bụng lâm râm còn xuất hiện khi mẹ thay đổi tư thế khi đứng hoặc đang ngồi. Hơn thế nữa khi mẹ di chuyển hay phải bưng bê vật nặng thì cơn đau sẽ càng khủng khiếp hơn. 

Ngoài ra, hiện tượng đau bụng có khi còn đi kèm là những cảm giác thai 34 tuần bị gò cứng bụng. Vì do tâm lý căng thẳng xuất phát từ các hormone trong 3 tháng cuối khiến cho tử cung của mẹ bị co bóp liên tục. Nhưng đây đều là những hiện tượng bình thường nên mẹ không cần phải lo lắng quá vì cảm xúc cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

nguyên nhân bụng đau tuần thai 34

Đau Bụng Lâm Râm Ở Mẹ Bầu Tuần 34 Có Dấu Hiệu Gì?

Nếu như mẹ nhận thấy các dấu hiệu sau đây xuất hiện kèm theo là các cơn đau bụng lâm râm thì nên đến bệnh viện để được khám và theo dõi thật kỹ. Những triệu chứng gây ra dấu hiệu nguy hiểm như sau:

1. Hiện tượng bong nhau thai

hình ảnh

Đây là hiện tượng nhau thai tách ra khỏi tử cung của thai phụ sớm hơn kế hoạch sinh. Dễ gây ra hiện tượng sinh non, thai chết lưu và gây nguy hiểm đến cả mẹ và bé à cần được cấp cứu ngay để đảm bảo an toàn cho cả hai.

2. Bị nhiễm trùng đường tiết niệu

hình ảnh

Hiện tượng này sẽ khiến các mẹ đang mang thai ở tuần 34 đau bụng lâm râm. Các dấu hiệu để các mẹ nhễ nhận biết là khi đi vệ sinh hay nóng rát, buồn tiểu liên tục và nước tiểu có mùi khó chịu, có khi còn có máu và mủ. Nếu như mẹ bị viêm đường tiểu nặng ở tháng 3 tháng cuối của thai kỳ thì rất có khả năng mẹ phải sinh non, nên đề phòng càng sớm càng tốt.

3. Có dấu hiệu sinh non

hình ảnh

Nếu như mẹ thường thấy có các cơn đau bụng râm ran đi kèm là tình trạng rò rỉ nước ối; đau, mỏi lưng và dịch nhầy ra nhiều hơn bình thường thì đó là những biểu hiện cho thấy tình trạng sinh non sẽ diễn ra ở mẹ. Nhưng để có thể biết được chính xác thì mẹ cần phải đến bác sĩ để kiểm tra, việc rỉ nước ối mà không sinh sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước ối và gây nguy hiểm đến cả hai mẹ con.

Cần Phải Làm Gì Khi Mẹ Bầu Tuần 34 Đau Bụng Lâm Râm?

thai 34 tuần đau bụng nên làm gì

Mẹ bầu cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau để đảm bảo được an toàn cho sức khỏe của thai nhi và cả bản thân mình:

  • Nên thực hiện lịch khám đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là khi me cảm thấy đau bụng và đi kèm là những triệu chứng bất thường.
  • Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho dễ tiêu, đặc biệt là bổ sung đầy đủ chất xơ và vitamin. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp khi mang thai sẽ tăng cường cho cả sức khỏe và hệ miễn dịch của mẹ.

Tổng Kết

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã không còn thắc mắc thai 34 tuần đau bụng lâm râm có nguy hiểm không cũng như các biện pháp ứng phó kịp thời. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để được chia sẻ kiến thức về mang thai và sinh sản hay nhất nhé!

Bài viết thuộc tác giả VanHoaNet - thành viên Cộng đồng Phụ nữ lớn nhất Việt Nam! Nếu bạn sử dụng bài viết cho mục đích cá nhân, vui lòng ghi rõ! Xin cảm ơn!