Việc hiểu được tâm lý người cao tuổi giúp cho con cháu, người thân có thể nhận biết, hiểu và cảm thông. Từ đó, biết quan tâm, sẻ chia và chăm sóc sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tốt hơn.


Người lớn tuổi sẽ có cảm giác cô đơn khi con cháu đi làm và đi học thường xuyên khiến phần lớn thời gian của họ là ở một mình. Nếu không còn người bạn đời bên cạnh thì sự cô đơn càng thể hiện rõ rệt hơn và người già rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, sống thu mình lại.


Ở người cao tuổi sẽ xuất hiện tâm lý nhớ về quá khứ. Khi đó, người già sẽ thường xuyên kể chuyện ngày xưa, thường đem so sánh với hiện tại với quá khứ. Điều này có thể khiến con cháu cảm thấy không thoải mái, muốn tránh xa những câu chuyện đó và vô tình lại làm người già cảm thấy bị cô lập. Nhưng những lúc người già kể chuyện ngày xưa, là những lúc họ rất cần được sự lắng nghe. Do đó, hãy học cách lắng nghe người già kể chuyện, trò chuyện và tương tác với họ.

gia đình người hoa châu á có bữa tối đoàn tụ tại nhà - người lớn tuổi hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần


Nếu có dấu hiệu của bệnh tật hoặc bệnh càng nặng thì người già sẽ xuất hiện cảm giác tự ti, bi quan khi phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác. Họ sẽ cảm thấy tủi thân khi nghĩ mình là gánh nặng cho con cháu và lo lắng về một tương lai phải ngồi hoặc nằm một chỗ, không tự chủ được về các sinh hoạt của cơ thể.


Người cao tuổi cũng dễ bị nóng nảy bởi tâm lý sợ mình đang làm phiền người khác hoặc cảm giác tự ti, bất lực khiến họ dễ cáu gắt. Bên cạnh đó, sự đa nghi cũng thường xuyên xuất hiện trong tinh thần người già. Nguyên nhân có thể do tâm lý khó tin người từ trước hoặc cũng có thể do suy giảm khả năng thính - thị giác khiến họ dễ hiểu sai ý của người khác. Sự tủi thân khi con cháu không quan tâm chăm sóc hoặc ít lại gần, cũng khiến người già có tâm lý buông xuôi, và dần thu mình.


Con người ai cũng cần được quan tâm, chăm sóc, đặc biệt là người già. Chính vì vậy, hãy hiểu và thông cảm cho những trạng thái tâm lý ở người cao tuổi để chăm sóc họ tốt hơn.