Bạn đang tìm kiếm đáp án cho câu hỏi “So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép” trong chương trình Vật Lý 9? Bạn cảm thấy kiến thức trong sách giáo khoa rất ít thông tin để tham khảo? Tại sao sắt và thép lại nhiễm từ? Độ mạnh yếu của chúng như thế nào? Theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp chi tiết.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Sự nhiễm từ của sắt thép mạnh hay yếu là do từ tính bên trong của sắt thép. Độ từ tính càng mạnh thì sự nhiễm từ càng cao, còn phụ thuộc vào các thành phần nguyên tố hóa học của sắt thép.

hình ảnh

Giống Nhau

  • Sắt và thép đều là các vật liệu từ, có đặc điểm như một nam châm khác khi được đặt trong từ trường.
  • Sắt và thép đều có khả năng làm tăng của ống dây có dòng điện.
  • Lõi sắt và lõi thép đều làm tăng tính từ của ống dây có nguồn điện.

Khác Nhau

  • Khi đưa sắt ra khỏi từ trường (ngắt điện), sắt sẽ mất hết từ tính; nhưng khi đưa thép ra khỏi từ trường, thép vẫn giữ được từ tính.
  • Sau khi bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính; nhưng thép lại giữ nguyên từ tính.
  • Sắt có độ nhiễm từ cao hơn so với thép.
  • Bởi đặc điểm nhiễm từ của sắt và thép như vậy, người ta dùng sắt để chế tạo nam châm điện còn đối với thép thì người ta dùng chế tạo nam châm vĩnh cửu.

Xét về tính nhiễm từ, mỗi nguyên vật liệu đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Mỗi vật liệu từ sẽ được nghiên cứu, vận dụng, chế tạo cũng như phát huy hết tác dụng mà chúng mang lại.

hình ảnh

Tại Sao Sắt Và Thép Lại Nhiễm Từ?

Trước khi so sánh, chúng ta phải hiểu sắt và thép tại sao lại nhiễm từ mà không phải các nguyên vật liệu khác như đồng, nhôm.

Sắt và thép là các vật liệu từ. Khi chúng được đặt trong từ trường dĩ nhiên sẽ bị nhiễm từ và trở thành một nam châm khác cũng có từ tính. Sắt và thép sẽ có khả năng tác lực nên kim nam châm, làm kim nam châm quay theo một hướng xác định và tương tác với một nam châm khác. 

Sắt có từ tính mạnh nên nó hưởng ứng mạnh bởi từ trường bên ngoài nên được gọi là sắt từ.

Ngoài sắt, thép còn có một số các liệu từ như niken, coban… khi đặt trong từ trường cũng bị nhiễm từ.

Tổng Kết

Trên thực tế, trong các công trình xây dựng người ta thường ưa chuộng sử dụng thép thay vì sắt bởi thép tiết kiệm chi phí hơn. Mặt khác, thép có độ cứng cao hơn nhưng lại có trọng lượng nhẹ hơn so với sắt nên có thể dễ dàng uốn và chỉnh theo ý muốn.