Sâu gạo hay còn gọi là sâu rồng, siêu sâu (superworm) là ấu trùng một loài bọ cánh cứng bóng tối. Riêng ấu trùng của chúng thì được gọi là sâu gạo. Chúng bị các nhà chức trách Việt Nam xem là loài xâm lấn do chưa được cấp phép. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có báo cáo chính thức nào chứng minh rằng sâu rồng có thể sống ngoài môi trường tự nhiên của Việt Nam. Hãy cùng Thế Giới Côn Trùng tìm hiểu về loài côn trùng này nhé.

Đặc điểm của sâu rồng

Sâu rồng có vẻ ngoài khá giống với sâu bột. Chúng có kích thước rất lớn, từ 50–60 mm. Lớp vỏ của sâu rồng khá mỏng vì thế mà rất thích hợp để làm thức ăn cho các loại chim, cá, thằn lằn, tắc kè,…. Nhiệt độ thích hợp cho sâu rồng phát triển là từ 15 – 25 độ, dưới 10 độ sâu rồng sẽ bước vào trạng thái ngủ đông. Khi trở về nhiệt độ thích hợp sâu rồng sẽ hoạt động bình thường, nhưng khả năng sinh sản sẽ giảm mạnh.

Sau một thời gian nhất định, sâu rồng sẽ thành nhộng và sau đó lột xác thành bọ cánh cứng bóng tối (có tên bóng tối bởi vì toàn thân của chúng đều có màu đen nhánh). Nếu sâu rồng bị giữ trong hộp có quá đông ấu trùng và quá dồi dào thức ăn, chúng sẽ không thành thể thành nhộng nếu. Chính vì thế mà người nuôi sâu rồng thường làm thế nếu để cản trở sự hóa nhộng của chúng

Vòng đời của sâu gạo

Vòng đời sâu gạo (sâu rồng) được chia làm bốn giai đoạn như sau: Trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Vòng đời sẽ kết thúc khoảng 3 – 4 tháng. Trứng sâu gạo có dạng hạt đậu và đẻ thành từng hàng hay nhóm. Kích thước khoảng 1.8 – 1.9mm

Lợi ích của sâu rồng

Sâu rồng (sâu gạo) là thức ăn ưa thích của cá rồng (do đó mà có tên gọi loài sâu này là sâu rồng), rùa, ếch, thằn lằn, kỳ nhông, chim và động vật ăn côn trùng khác. Lớp chitin cứng của chúng có thể làm cho chúng ít bị nhện và một số côn trùng khác ăn thịt.

Giá trị dinh dưỡng của chúng rất cao. Cùng vì thế mà nhiều người dùng sâu rồng để làm thức ăn cho vật nuôi chủ yếu là gia cầm như: chim, vịt, gà, chuột hamster… Sâu gạo sấy khô sau đó nghiền thành bột và trộn với thức ăn gia cầm giúp vật nuôi khỏe mạnh.

Bạn nếu muốn khám phá thêm nhiều côn trùng khác, cùng những lợi ích về nuôi côn trùng hãy truy cập https://contrung24h.net/ để tìm đọc thêm bài viết liên quan nhé!

hình ảnh

Thông tin thêm về sâu rồng

Sâu rồng có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng do chưa được nhân giống phổ biến ở Việt Nam nên nguồn cung cấp sâu rồng chủ yếu là từ Trung Quốc. Sâu rồng ngoài việc ăn các loài thực vật như: rau củ quả, chúng còn ăn cả thịt của động vật đã chết khác.

Chính vì thế mà một số người lo ngại nguy cơ sâu rồng thoát ra tự nhiên và trở thành loài xâm lấn, bởi chúng là loài côn trùng ăn tạp và rất phàm ăn. Thậm chí chưa có tên trong danh sách vật nuôi và có nguy cơ gây hại đến nông nghiệp. Hiện nay loài sâu rồng này đã bị cấm nhân nuôi và buôn bán tại Việt Nam do có nguy cơ gây hại (mặc dù chưa được chứng minh). 

Tuy nhiên không giống như ốc bươu vàng gây hại, hiện tại vẫn chưa có ghi nhận nào về việc loại sâu này gây hại ngoài môi trường tự nhiên. Một số năm gần đây, sâu rồng mắc một loại dịch bệnh chết hàng loạt và không có thuốc chữa. Dẫn đến nhiều hộ chăn nuôi phải ngưng nhân nuôi để tránh thua lỗ.

Sâu rồng (superworm) tại Việt Nam được nhập lậu từ Trung Quốc, việc cấm nhân nuôi ở Việt Nam đã làm giá sâu gạo tăng cao và các thương lái phải nhập sâu gạo từ Trung Quốc vì nhu cầu sử dụng sâu gạo làm thức ăn cho: chim, gà, cá cảnh,… của người dân rất cao.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về loài sâu rồng. Cũng như những lợi ích mà chúng mang lại. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về loài sâu này.