Hầu hết những người từ 46 – 55 tuổi đều gặp các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, cao huyết áp, viêm gan, thậm chí là khối u ác tính. Đây là những bệnh có nguy cơ mất cao. Do đó, những ai trong độ tuổi này cần phải chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân. Bởi, chẳng phải tự nhiên mà người ta ví đây là giai đoạn quan trọng quyết định sự sống trong cuộc đời mỗi người.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: Nếu muốn sống thọ, sống khỏe ở những năm tháng tiếp theo thì những người trong độ tuổi này phải nhớ chăm chỉ làm một số việc và lười làm một số việc. Có đôi khi lười chưa hẳn đã xấu.

Đó là những gì mà mình đọc được trên báo, thấy rất thiết thực nên chia sẻ lại với mọi người, thông tin cụ thể mình để ở bên dưới nhé. Thử hỏi, xung quanh bạn có bao nhiêu người mất sớm ở độ tuổi này vì bệnh tật rồi. Vậy nên, ngay từ hôm nay, khi còn cơ hội, hãy bảo vệ mình thật tốt nhé.

hình ảnh

Uống nước lọc tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa, nguồn: cosmopolitan

Từ 46 – 55 tuổi, bất kể là nam nữ cũng nên thực hiện ‘3 chăm’

+ Chăm đi ngủ sớm hơn:

Ở độ tuổi này, khi mà cuộc sống bộn bề với công việc, gia đình, con cái nên thường xuyên ngủ muộn. Trong khi đó, việc thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng tới trí nhớ và thị lực. Viejc này tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Hơn nữa, thức khuya còn gây rối loạn nội tiết, nổi mụn, rối loạn chu kỳ, da xấu hơn ở phụ nữ. Ngoài ra, thức khuya còn khiến nội tạng không được nghỉ ngơi, phục hồi và thải độc. Đến đây là đủ hiểu nó độc hại thế nào rồi.

+ Chăm chỉ uống nước lọc:

Người tuổi 46 trở lên nên uống đủ nước lọc vì ‘nước là nguồn gốc của sự sống’. Uống đủ nước giúp cơ thể tăng năng lượng và chức năng não, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giảm táo bón, bài trừ độc tố, hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa bệnh mãn tính.

Vì thế, mọi người nên chăm chỉ uống đủ 2 lít nước/ngày. Nếu uống ít hơn, cơ thể sẽ mất nước khiến độc tố bị tích lại, ảnh hưởng đến tuổi thọ.

BS. Alex Maliekal (Bệnh viện St. Vincent Kuravilangad - Ấn Độ) nói rằng: Thời điểm uống nước tốt nhất cho người sau 45 tuổi là buổi sáng sau khi thức dậy.

+ Chăm tập thể dục:

Giờ đây, cuộc sống hiện đại kéo theo thói quen ít vận động của nhiều người, nhất là dân văn phòng. Những người trung niên từ sau 45 lại càng ngại vận động hơn. Trong khi đó, việc này khiến khí huyết lưu thông kém và gây ra nhiều bệnh tật. Nam giới thì dễ bị viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang còn phụ nữ thì dễ mắc bệnh phụ khoa.

Vì thế, dù bận tới mấy, mọi người cũng nên dành thời gian để vận động, tập thể dục. Đôi khi không cần quá nặng nề gì, chỉ cần đi bộ, chạy bộ cũng được rồi.

hình ảnh

Không nên ăn đêm. Ảnh minh họa, nguồn: xinwen

Sau 45 tuổi, có mấy việc càng lười càng tốt:

+ Lười bật dậy vào buổi sáng:

BS. Sun Ningling (trưởng khoa Tim mạch tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh) khuyến cáo: Người trung niên, cao tuổi hay bị cao huyết áp, tim mạch thì không nên vội rời giường vào buổi sáng để tránh bị đột quỵ. Thay vào đó, hãy nằm thêm khoảng 3 phút rồi mới ngồi dậy, ngồi thêm 3 phút mới rời khỏi giường.

Với người bình thường cũng nên áp dụng quy tắc này. Bởi, cơ thể vừa trải qua một giấc ngủ dài, cơ thể chưa tỉnh táo hoàn toàn. Việc bật dậy quá nhanh vào sáng sớm có thể khiến tim, não bị tổn thương. Ngoài ra, bật dậy nhanh quá vào ngày lạnh còn dễ bị sốc nhiệt dẫn đến đột quỵ.

+ Lười ăn mặn:

Chế độ ăn mặn là thói quen của nhiều người Việt, nhất là người trung niên. Trong khi đó, chế độ ăn nhiều muối không chỉ liên quan tới cao huyết áp mà còn gây bệnh tim mạch. Nhật Bản – một quốc gia nổi tiếng về tuổi thọ nhờ thực hiện chế độ ăn ít muối. Do đó, muốn tăng tuổi thọ thì sau 45 tuổi nên ăn nhạt.

+ Lười ăn đêm:

Càng nhiều tuổi, chúng ta càng có xu hướng tẩm bổ và ăn nhiều hơn. Song, việc ăn đêm cực kỳ có hại với cơ thể. Ăn đêm có thể khiến giấc ngủ bị quấy rầy, bị tiêu hóa kém, ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Từ đó, gây ăng cân, cao huyết áp, sức khỏe tâm thần kém…

+ Lười tức giận:

Người ta vẫn hay nói rằng ‘tức giận hại thân’ không phải là không có lý do. Ngược lại, câu nói này rất đúng. Bởi, mỗi khi chúng ta tức giận sẽ khiến huyết áp dao động, khí huyết tăng cao. Tiếp đó, tức giận sẽ khiến bạn thở dốc, phổi bị kích thích.

Đặc biệt, norepinephrine mà cơ thể chỉ tiết ra khi tức giận là chất độc hại. Do đó, nếu bạn tức giận nhiều thì cơ thể tích tụ nhiều độc tố, làm sao mà sống thọ cho được.

Những thứ này thật ra báo chí nói cũng nhiều rồi, chỉ có điều không phải ai cũng để ý cả. Vì thế, từ sau 45 tốt nhất là mọi người nên chú ý giữ gìn. Ở tuổi này, nếu sức khỏe mà suy kiệt thì chẳng thể cứu vãn được nữa đâu.

Nguồn: Tổng hợp