Sản phụ mang thai lần 3 và còn ba ngày nữa thai mới đủ 40 tuần.

Nhớ ngày xưa đẻ đứa đầu có 2,6kg mà bị quở quá trời quá đất luôn các mẹ. Mẹ bầu bì lên hơn 20kg, con cũng đủ tháng đủ ngày, suốt thai kỳ toàn vi cá bào ngư mà em bé có chút xíu. Ráng lắm nuôi nó 6 tháng mới được 7,8kg. Vậy mà hôm nay đọc bài sản phụ sinh bé gái nặng 6,2kg, thiệt quá nể ghê á.

Em đọc trên VNE thì ngày 29/8, sản phụ 30 tuổi Đặng Thị H., vào Khoa Phụ sản của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang với dấu hiệu đau bụng chuyển dạ, thai 39 tuần 4 ngày. Các bác sĩ nhận định sản phụ mang thai lớn hơn mức bình thường, có vết mổ đẻ cũ, tiền sản giật kèm thai to, chỉ định phẫu thuật lấy thai cấp cứu.

hình ảnh

Em bé to hơn dự kiến nhiều (Ảnh BVĐKBG)

Mặc dù dự đoán thai to nhưng tất cả mọi người đều ngạc nhiên khi bé gái đã chào đời an toàn với cân nặng 6,2 kg. Đây là trường hợp hiếm gặp, em bé có cân nặng lớn nhất từ trước đến nay chào đời tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Hiện sức khoẻ của mẹ và em bé ổn định. Ca mổ cũng gặp khó khăn do sản phụ đã mổ đẻ hai lần trước đó, sẹo mổ dính, kèm theo bệnh lý tiền sản giật. Em bé khỏe mạnh, bú tốt, không phát hiện bất thường. Dự kiến, mẹ và bé có thể xuất viện sau 5 ngày tới. Em bé với cân nặng khủng đã làm cộng đồng mạng xôn xao:

“Gấp 3 lần con mình lúc mới sinh, chúc công chúa mau lớn nhé. To vậy chắc mẹ ẵm nhừ tay mệt mỏi lắm”

“Đúng là Huk phiên bản nhí Bắc Giang, nặng bằng con mình gần 4 tháng. Chúc mừng gia đình”

“Mình đẻ 4.5 kg đã thấy khiếp rồi, đằng này bu nó đẻ 6.2kg bằng con nhà người ta 3 tháng. Trộm vía e bé hay ăn chóng lớn nhé”

“Con to quá thì thương mẹ thôi, không đẻ được phải mổ , đẻ xong thân thể bị tàn phá xuống sắc tăng cân, bụng đẻ xong rồi khó săn lại lắm, nhưng cũng chúc mừng gia đình mẹ tròn con vuông, chúc con hay ăn chóng lớn khoẻ mạnh”

hình ảnh

Đây là lần mang thai thứ ba của sản phụ (Ảnh BVĐKBG)

Không ít các ý kiến lo ngại cho mẹ và bé bởi vì thai quá to. Em đọc trên Mayoclinic thì thuật ngữ "Fetal macrosomia" được sử dụng để mô tả một đứa trẻ sơ sinh lớn hơn nhiều so với mức trung bình. Thuật ngữ này dùng để chỉ những em bé chào đời nặng trên 4kg, bất kể tuổi thai. Khoảng 9% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới được xếp vào nhóm này.

Rủi ro liên quan đến nhi tăng lên rất nhiều khi trọng lượng khi sinh hơn 4,5kg. Bệnh sa t.ử cung có thể làm phức tạp quá trình sinh thường và có thể khiến em bé có nguy cơ bị thương trong khi sinh. Chứng đa sản của bào thai cũng khiến em bé có nhiều nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe sau khi sinh.

"Fetal macrosomia" phát hiện và chẩn đoán trong thời kỳ mang thai. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

Chiều cao lưỡng đỉnh lớn

Quá nhiều nước ối (đa ối). Có quá nhiều nước ối - chất lỏng bao quanh và bảo vệ em bé trong thai kỳ - có thể là dấu hiệu cho thấy em bé của lớn hơn mức trung bình.

Lượng nước ối phản ánh lượng nước tiểu của em bé và em bé lớn hơn sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Một số tình trạng khiến em bé lớn hơn cũng có thể làm tăng lượng nước tiểu của em bé.

hình ảnh

Ảnh VNE

Nguyên nhân của "Fetal macrosomia" là các yếu tố di truyền và tình trạng của mẹ, chẳng hạn như béo phì hoặc tiểu đường. Hiếm khi em bé có thể mắc một bệnh lý nào đó khiến em bé phát triển nhanh hơn và lớn hơn một thai nhi bình thường. Tăng cân quá mức khi mang thai cũng có thể khiến cân nặng thai nhi cao hơn trung bình.

Thai nho quá to gây ra những rủi ro về sức khỏe cho mẹ và bé, cả trong khi mang thai và sau khi sinh con.

hình ảnh

Ảnh TTXVN

Các biến chứng mẹ có thể đối diện bao gồm:

  • Khó sinh: Em bé bị chèn ép trong ống sinh (chứng lệch vai), chấn thương khi sinh hoặc phải sử dụng kẹp, thiết bị hút chân không nếu sinh thường
  • Các vết rách tầng sinh môn: Trong quá trình sinh nở, em bé quá to có thể làm tổn thương trong và ngoài ống sinh.
  • Băng hu.yết sau sinh
  • Vỡ t.ử cung: Nếu mẹ đã từng sinh mổ trước đó, thai lớn làm tăng nguy cơ vỡ t.ử cung trong quá trình chuyển dạ - một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng.

Rủi ro ở trẻ sơ sinh:

  • Mức đường huyết thấp hơn mức bình thường
  • Béo phì
  • Hội chứng chuyển hóa gồm huyết áp tăng, lượng đường trong máu cao, mỡ thừa quanh eo và mức cholesterol bất thường - xảy ra cùng nhau, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.

Để có một một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần tránh tăng cân quá mức. Nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục trong khi mang thai và ăn một chế độ ăn ít đường huyết có thể làm giảm nguy cơ sinh con to. Theo dõi cân nặng thường xuyên, lý tưởng nhất là khoảng 11 đến 16 kg nếu mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai

Nếu mẹ bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc nếu bạn có bệnh tiểu đường thai kỳ, hãy trao đổi với bác sĩ để kiểm soát tình trạng này.