Con gái tuổi 18, thường chỉ mơ mộng về tình yêu nhưng phụ nữ tuổi 30, chỉ khát khao có thật nhiều tiền. Bởi ở độ tuổi này, chúng ta đã kết hôn sinh con, mua nhà trả nợ, xây dựng mối quan hệ và có biết bao nhiêu thứ phải lo, sợ nhất vẫn là khi người nhà đau ốm.

Đứng trước nguy cơ khủng hoảng tuổi trung niên, tiền dường như có thể giải quyết được 90% vấn đề của cuộc sống, đồng thời nó cũng khiến dây thần kinh của chị em phải ở trong trạng thái căng thẳng. Không có tiền thì không được, vậy phải có bao nhiêu tiền tiết kiệm mới là đủ?

Lại nói cách đây không lâu, trên mạng có xuất hiện một topic liên quan đến câu hỏi: "Ở tuổi 30 nên có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản?". Có người bảo, tuổi 30 phải có tầm 300-400 triệu, không thì ít nhất cũng phải được 100 triệu. Nếu chưa đạt được con số này, chứng tỏ bạn là người vô dụng.

hình ảnh

Hình minh họa (Ảnh: Sina)

Ngay lập tức, cư dân mạng nổ ra nhiều ý kiến trái chiều, có người đồng tình, có người phản đối, bởi mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, không phải ai cũng đủ điều kiện để có từng ấy tiền tiết kiệm, ví dụ như mưu sinh ở nông thôn, đi làm công nhân hay đang vay nợ ngân hàng… thì khả năng có tiền tiết kiệm hầu như là không thể.

Tuy nhiên, có một ý kiến phân tích khá hợp lý, được nhiều người đồng tình rằng bản thân không có nổi 100 triệu ở tuổi 30 thì do tiêu xài hoang phí. Giả sử một người đi làm năm 22 tuổi. Lương 10 triệu, tiết kiệm 20%, là 2 triệu đồng mỗi tháng. Mười năm để dành được 240 triệu. Đó là tính bình quân, lương và thu nhập sẽ tăng trong 10 năm đó. Vậy nên việc có từ 100- đến 300 triệu là điều nằm trong tầm tay.

Tại sao cần phải có tiền tiết kiệm?

Trước khi quay trở lại với chủ đề “30 tuổi không có nổi 100 triệu trong tài khoản có phải là bất tài” thì hãy nhìn nhận thấu đáo vai trò của “tiền tiết kiệm” để thấy bản thân mình có thật sự biết cách chi tiêu hay chưa.

Đầu tiên là câu chuyện của người dẫn chương trình gạo cội Trung Quốc Đậu Văn Đào từng chia sẻ trải nghiệm của chính mình: Khi còn trẻ, anh không bao giờ dẫn các chương trình thương mại, quảng cáo, vì cho rằng đồng tiền kiếm được từ việc đi quảng cáo đó là "đáng xấu hổ với đạo đức nghề nghiệp".

hình ảnh

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

MC cho rằng chỉ cần kiếm đủ chi dùng là được. Tuy nhiên, đồng lương công chức của anh vì thế cũng rất hạn chế. Một lần, mẹ anh đổ bệnh nặng, được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Chi phí viện phí mỗi ngày một lớn. Lần đầu tiên trong đời, vị MC mới nhận ra một điều rằng khi mình không có đồng tiền tiết kiệm trong tay, thật khó sống biết bao nhiêu, nhất là những lúc nguy nan.

Câu chuyện thứ hai, báo Nhật Bản từng đưa tin về một trường hợp nổi tiếng của một cô gái có tên là Saki. Từ năm 18 tuổi, khi kiếm được bất cứ khoản tiền nào, Saki đều ghi lại rõ ràng, rồi phân chia tỷ lệ chi dùng cho ăn uống, quần áo, nhà cửa... và "bỏ ống".

Nhờ khả năng tiết kiệm của mình, cô mua được căn nhà đầu tiên vào năm 27 tuổi. Tới tuổi 33, cô gái là chủ của ba căn nhà. Hiện tại, cô kiếm được 300.000 yên từ việc cho thuê nhà mỗi tháng. Saki cho biết, hiện tại, khi bạn bè đồng trang lứa đều vẫn đang bận rộn đi làm, cô đã "về hưu sớm".

Trường hợp của Saki không phải là ví dụ hoàn hảo về việc tiết kiệm, mà là việc tiết kiệm tiền để biến những giấc mơ của mình thành hiện thực. Nhiều người cho rằng có tiền để tiêu mới là hạnh phúc, tiêu tiền mới là yêu bản thân.

hình ảnh

Cô gái Nhật Saki nổi tiếng tiết kiệm tiền (Ảnh: VNE)

Tuy nhiên, nếu việc chi tiêu trở nên không hợp lý, khiến bạn dù kiếm được nhiều mà cuối tháng vẫn lâm vào cảnh kẹt tiền, nợ nần thẻ tín dụng, thì đó hoàn toàn không phải là một cuộc sống trong mơ. Khi bạn có tiền tiết kiệm và chủ động với cuộc sống của mình, bạn có thể chủ động chia tay với công việc nếu không còn hứng thú.

 Khi có tiền tiết kiệm, bạn có quyền lựa chọn nhiều hơn: chọn nơi mình sống và cách sống mà bản thân muốn. Bên cạnh giá trị vật chất, khi bạn có tiền tiết kiệm, bạn có "chiếc phao cứu sinh" cho mình. Tiền tiết kiệm cũng là thứ giúp bạn bảo vệ phẩm giá, sự tự tin và tự do nói "không" bất cứ lúc nào.

Vậy trước năm 30 tuổi, tài khoản tiết kiệm nên có bao nhiêu là hợp lý?

Có ai đó đã từng nói, trước năm 30 tuổi, chúng ta kiếm tiền bằng sức khỏe và trí tuệ, sau năm 30 tuổi, chúng ta phải kiếm tiền bằng tiền, tức là đầu tư một cách hợp lý. Không có 100 triệu tiền tiết kiệm ở tuổi 30 không đồng nghĩa với tận thế, nhưng điều đó chứng minh bạn đang có vấn đề về tài chính.

Nhiều người còn coi tuổi 30 là thước đo cho sự thành công. Thật ra, ở thời buổi này kiếm tiền không khó. Cái khó là bạn có chịu lao động và tích luỹ không mà thôi. Muốn sau tuổi 40 cuộc sống nhẹ nhàng dễ thở thì ngay từ lúc ra trường phải cật lực lao động và tích luỹ.

hình ảnh

Có câu "Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện". Làm nhiều nhưng hoang phí thì cũng như gió vào nhà trống. Nhiều bạn trẻ lương cao, tiền rủng rỉnh, nhưng chạy theo những vật chất phù phiếm, để rồi khi nhìn lại thì chưa có tài sản gì đáng kể trong tay.

Suy cho cùng, tuổi 30 có bao nhiêu tiền trong tay – không quan trọng bằng việc – bạn đã lên kế hoạch để tiết kiệm tiền. Hãy làm khi còn trẻ, đừng đợi khi sức lao động chẳng còn, bao nhiêu chuyện ập tới, muốn có chút tiền lại ngửa tay xin cháu con.