Con trai cần một người mẹ điềm đạm và yêu thương; một người cha nhiệt tình và vui vẻ. Có như vậy con trai lớn lên mới khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng sống.

Nhiều bậc cha mẹ không khỏi thở dài khi bàn về giới tính con. Phần lớn các gia đình đều cho rằng nuôi con trai mệt hơn nuôi con gái.

Thực tế, việc nuôi dạy con cái đúng là khó sự khác biệt rất rõ giữa bé trai và bé gái. Ngược với các bé gái, các bé trai hiếu động, ngây thơ và không nghe lời hơn. Sự phát triển trí tuệ và ngôn ngữ của bé trai đúng là có chậm hơn so với bé gái. Tuy nhiên sự khác biệt chỉ gây ra mệt mỏi khi cha mẹ đặt sai vai trò và làm sai cách.

Vậy trong quá trình con trai lớn lên, các ông bố, bà mẹ nên đóng những vai trò gì để nuôi dạy con trai tốt hơn?

Mẹ lùi một bước

1. Mẹ không cằn nhằn

Các cậu bé ngồi với nhau lại than vãn về chuyện mẹ hay cằn nhằn. Chỉ cần cậu muốn lôi trái bóng ra đường chơi thì mẹ lại cáu lên

Đừng có đem ra đó chơi nữa. Mẹ nói nhiều rồi, chơi rồi đá vào nhà người ta, họ mắng vốn thì phiền phức đau đầu lắm! Đã vậy còn hay mất banh. Tiền đâu mà cứ mua hoài cho như vậy? Nói mà không biết nghe lời gì cả.

Cằn nhằn nhiều đến nỗi mẹ đã thành kỹ năng. Ngày càng cằn nhằn lưu loát hơn, tốc độ ngang cỡ đại bác và thái độ thì ngày gay gắt.

Cậu bé lúc đầu khựng lại khi nghe thấy và nhìn mẹ. Sau đó, như không nghe thấy, cậu hoàn toàn chặn lại ngoài tai những lời cằn nhằn của mẹ và tự làm theo ý mình.

hình ảnh

Ảnh minh họa: parent

Trên thực tế, từ góc độ nuôi dạy con trai, con trai nghịch phá, leo trèo là một trải nghiệm gắn với thiên nhiên và cũng là một trải nghiệm hạnh phúc thơ ấu; Còn từ góc độ của người mẹ, việc leo trèo, nghịch phá tiềm ẩn những rủi ro nhất định và mẹ phải đối mặt với nỗi sợ con mình có thể bị thương.

Kết quả cuối cùng sau những lần cằn nhằn là: Đứa trẻ không nghe lời, dù mẹ có mắng thì vẫn làm theo ý mình và lúc này mẹ sẽ càng tức giận hơn, càng cằn nhằn nhiều hơn.

Nghiên cứu cho thấy não của bé gái xử lý ngôn ngữ chặt chẽ hơn, trong khi bé trai tương đối yếu; Các bé gái thường nói sớm hơn bé trai và có kỹ năng diễn đạt tốt hơn.

Là phụ nữ, các bà mẹ thường cẩn trọng hơn và giỏi dùng lời lẽ trong việc chăm sóc con cái. Khi trẻ không nghe lời hoặc nghịch ngợm, mẹ có thể phản ứng thái quá sau cơn cằn nhằn nhưng cũng có những bà mẹ lại biết cách dùng ngôn ngữ khôn khéo của mình. Đương nhiên kết quả từ bà mẹ khéo ăn khéo nói vẫn luôn nhỉnh hơn.

Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ có thể thấy con trai sẽ hay giở chiêu “điếc có chọn lọc”. Thực chất đây là một kiểu “tự bảo vệ” của bé. Vì không muốn tiếp xúc với sự cằn nhằn của mẹ mình nên trẻ sẽ giả vờ phớt lờ mẹ mình.

Ngoài ra, cằn nhằn cũng có thể mang đến những tổn thương sâu sắc: Phá hủy sự an toàn bên trong của cậu bé, khiến đứa trẻ cảm thấy rằng mình là nguồn cơn của mọi sai lầm và phải nhận sự đổ lỗi, cuối cùng trẻ sẽ không dám khám phá thế giới.

Một cậu bé mất đi “dũng khí” cũng giống như một con đại bàng bị gãy cánh, không thể bay lên giữa bầu trời bao la được nữa.

2. Mẹ không kiểm soát

Khi con trai đi uống sữa, mẹ can ngăn “Học bài xong rồi đi”. Khi con muốn đi leo núi, mẹ bảo “Học sinh chỉ nên trập trung vào việc học. Kết bạn thì sau này bước xã hội thiếu gì”,

Giáo viên và hiệu trưởng nhắc nhở gia đình trông ngó cậu học sinh này hơn vì cậu tuy có điểm số tốt, nhưng cậu ấy không được hòa đồng và bị cô lập ở trường.

Người mẹ này có vẻ "hết lòng" đối tốt với con trai, nhưng thực chất, bà không coi đứa trẻ như một người độc lập, mà là một "đối tượng" gắn bó, hy vọng sẽ tăng thêm ánh hào quang cho con, cuối cùng dẫn đến bi kịch "học sinh giỏi"nhưng ngày càng hư hỏng.

Nhiều bậc cha mẹ vô cùng lo lắng cho con cái, nghĩ rằng con cái không được phạm sai lầm khi đưa ra lựa chọn, và họ không thể chấp nhận việc con cái mắc sai lầm. Nhưng kiểm soát quá mạnh sẽ khiến trẻ mất tự chủ và càng đi đến chiều hướng tiêu cực hơn.

Sự kiểm soát của người mẹ đối với đứa con không phải là tình yêu, mà là sự tổn thương và “hãm hại” nhân danh “tình yêu”. Cha mẹ tốt cho con cái, nhưng sau khi tước đoạt quyền tự chủ của con cái, họ lại hủy hoại con cái.

Bố tiến thêm một bước

1. Bố ở lại với con

Có bao giờ cha dành thời gian chơi với con? Câu hỏi này khiến không ít người chết lặng. Trên đời, có bao nhiêu ông bố “đồng hành” cùng con trai?

Trong quá trình nuôi dạy con trai, người mẹ đóng vai trò là đầu tàu, nhưng trên thực tế, đối với sự trưởng thành của con trai, người cha đóng vai trò nòng cốt.

hình ảnh

Ảnh minh họa: aboluowang

Một trong những điều quan trọng nhất mà người cha nên làm là đi cùng với con trai mình. Một người cha tốt nên dành thời gian cho con mình chơi đủ thứ đồ của đàn ông, và để đứa trẻ hiểu thêm về cha của mình.

Đối với một số hành vi của con trai, cha và mẹ sẽ có thái độ hoàn toàn khác nhau:

Lấy việc trẻ nghịch đất làm ví dụ, nếu cậu bé bị bẩn khắp người, mẹ cậu sẽ nói: "Lau nhanh đi, lau nhanh đi”, nhưng bố lại nói “Không sao đâu, cứ làm đi.”

Bố còn đưa cậu bé đi làm những công việc như sửa xe đạp, thay bóng đèn, bảo dưỡng ô tô... và như vậy có thể cho cậu bé biết rằng đây là điều mà đàn ông nên làm. Cậu bé đó được bố nuôi dưỡng dũng cảm, sống có trách nhiệm hơn.

2. Bố là một hình mẫu

Khi người cha lấy đồ nghề ra và đục đẽo, làm thành cái bàn mới cho con học, ông dạy con cảm nhận được ý nghĩa của công việc, và đứa con trai cũng hiểu rằng một đồ vật trong nhà muốn có phải đồ mồ hôi và đó là điều đáng trân trọng.

Người bố cùng chia sẻ kinh nghiệm nấu ăn và nấu ăn cùng với các con. Khi món ăn hoàn thành có một cảm giác thành công ẩn trong nụ cười của cả hai bố con. Ngon hay không không phải là vấn đề. Vấn đề là từ đầu đến cuối, cha và con cùng tham gia và chia sẻ cùng nhau.

Trong khi các ông bố ngồi than thở rằng con người khác được “nuôi dạy con tốt”, con nhà này sao hư hỏng thì bố đã quên đi một nguyên nhân rất quan trọng: Bố là hình mẫu cho con trai học theo.