Phụ nữ sau sinh đôi lúc chăm sóc và chú tâm hết vào việc chăm bé yêu mà quên mất cơ thể mình cũng cần hồi phục. Mẹ cần cảnh giác với những bất thường nhỏ nhất, ngừa các bệnh sau sinh nhé.

𝗖𝗮́𝗰 𝗰𝗵𝘂̛́𝗻𝗴 𝗻𝗵𝗶𝗲̂̃𝗺 𝘁𝗿𝘂̀𝗻𝗴 𝘀𝗮𝘂 𝘀𝗶𝗻𝗵

Nhiễm trùng hậu sản cũng là 1 biến chứng thường gặp đối với phụ nữ sau sinh. Chứng này có thể bao gồm viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm phần phụ… Đối tượng dễ gặp nhiễm trùng hậu sản là những mẹ sinh mổ, mẹ bị chuyển dạ kéo dài, sót nhau, viêm âm đạo do vi khuẩn, mẹ bị thiếu máu, béo phì…

Ngoài ra chứng nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là nỗi quan tâm lớn của nhiều mẹ. Đây là ảnh hưởng của quá trình mang thai và sinh con, khi nước tiểu bị lưu lại trong đường tiết niệu và tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, gây nên nhiễm trùng.

Đối với các chứng nhiễm trùng thì dấu hiệu rất dễ nhận biết đó là người mẹ hay bị sốt, đau đầu, chán ăn, xanh xao, ớn lạnh… Tùy theo loại nhiễm trùng mà có thể kèm theo các dấu hiệu khác như tử cung sưng to, đau, dịch tiết âm đạo bất thường, đi tiểu nóng rát, có mùi…

Để phòng ngừa, 𝗽𝗵𝘂̣ 𝗻𝘂̛̃ 𝘀𝗮𝘂 𝘀𝗶𝗻𝗵 chú ý làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ sau khi sinh về các khâu chăm sóc, vệ sinh. Các mẹ nên đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi sinh con, tránh việc nhịn tiểu vì đau. Mẹ cũng hay đo nhiệt độ của mình thường xuyên, theo dõi các dấu hiệu bất thường nếu có, để có thể thông báo với bác sĩ càng sớm càng tốt.

𝗖𝗵𝗮̉𝘆 𝗺𝗮́𝘂 𝗻𝗵𝗶𝗲̂̀𝘂 𝘀𝗮𝘂 𝘀𝗶𝗻𝗵

Các mẹ sau sinh cần rất lưu ý tới lưu lượng sản dịch sau sinh. Bởi nếu xảy ra biến chứng chảy máu nhiều sau sinh, đặc biệt là 24h đầu tiên thì có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người mẹ. Nguyên nhân thường do bị sót nhau, vỡ tử cung, rách tầng sinh môn, rách âm đạo, hoặc do bệnh lý của người mẹ như rối loạn đông máu.

Mẹ cần thường xuyên theo dõi lượng máu sau sinh, nếu thấy máu ra nhiều kèm theo triệu chứng như thiếu máu, suy nhược, tăng huyết áp, đau dữ dội… thì cần báo bác sĩ ngay. Các bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân và điều trị kết hợp nội khoa và sản khoa.

𝗣𝗵𝘂̣ 𝗻𝘂̛̃ 𝘀𝗮𝘂 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝗯𝗶̣ đ𝗮𝘂 𝗼̛̉ 𝘃𝘂̀𝗻𝗴 đ𝗮́𝘆 𝗰𝗵𝗮̣̂𝘂

Chứng đau vùng đáy chậu khá phổ biến đối với các mẹ sau sinh, dù cho mẹ sinh thường hay sinh mổ đi nữa. Nguyên nhân đó là do ảnh hưởng khi em bé đi qua ống sinh, đau do âm đạo hoặc tầng sinh môn bị rách, giãn khớp xương khi sinh, các mẹ bị trĩ khi mang thai…

Mặc dù không nghiêm trọng như bị nhiễm trùng hay chảy máu nhưng đau vùng chậu cũng khiến phụ nữ sau sinh khá là khó chịu. Mẹ hãy cố gắng chăm sóc vết thương sau sinh thật tốt, tắm nước ấm, tránh việc làm nặng hay mang vác vật nặng, thay đổi chế độ ăn uống để chống táo bón… Mẹ cũng có thể chườm lạnh và chú ý mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh ảnh hưởng vùng chậu nhé.

𝗣𝗵𝘂̣ 𝗻𝘂̛̃ 𝘀𝗮𝘂 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝘃𝗮̀ 𝗻𝗼̂̃𝗶 𝗹𝗼 𝗿𝗮̣𝗻 𝗱𝗮

Vấn đề rạn da không chỉ xảy ra trong thời gian mang thai mà sau sinh các mẹ vẫn có thể gặp các vết rạn chằng chịt. Rạn da có thời gian tiến triển và do các nguyên nhân như mẹ bị tăng cân nhanh, do cơ địa hoặc di truyền, mang thai vào độ tuổi quá trẻ hoặc lớn tuổi, mẹ ít vận động…

Mẹ nên chú ý phòng ngừa rạn da từ thời điểm mang thai. Còn nếu như trong thời gian sau sinh thì mẹ có thể cải thiện bằng việc dưỡng da cẩn thận hơn. Mẹ có thể sử dụng dầu ô liu, nha đam, mật ong, dầu dừa, lòng trắng trứng… Tuy vậy phụ nữ sau sinh cần lưu ý là các phương pháp tự nhiên thường tốn thời gian và cần mẹ kiên nhẫn.

𝗩𝗶𝗲̂𝗺 𝘃𝘂́, 𝘁𝗮̆́𝗰 𝘁𝘂𝘆𝗲̂́𝗻 𝘀𝘂̛̃𝗮

Một trong những vấn đề sức khỏe sau sinh làm mẹ lo lắng đó là viêm vú và tắc tuyến sữa. Vì không chỉ khiến các mẹ khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe của 𝗽𝗵𝘂̣ 𝗻𝘂̛̃ 𝘀𝗮𝘂 𝘀𝗶𝗻𝗵 mà còn ảnh hưởng đến việc cho con bú nữa. Trong quá trình cho con bú, nếu như mẹ để sữa dư tồn đọng, bé bú không đúng cách và không hết sữa, không cho con bú thường xuyên, ít hút sữa, tâm trạng căng thẳng và lo âu… thì có thể gây tắc tuyến sữa. Việc tắc này nếu như không được giải quyết sẽ gây ra viêm vú hoặc tệ hơn là áp xe vú.

Nếu mẹ cảm thấy bầu ngực căng cứng, đau nhức, nặng nề… thì nên tìm cách như chườm nóng, cho bé bú, hút sữa, mát xa… để cải thiện tình hình. Còn nếu tình trạng nghiêm trọng hơn kèm theo triệu chứng đau nhức, nóng ngực, sốt cao, đau đầu, mệt mỏi… thì mẹ nên đi khám bác sĩ nhé.

𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 𝘁𝗿𝗶̃ 𝘃𝗮̀ 𝘁𝗮́𝗼 𝗯𝗼́𝗻

Táo bón và trĩ sau sinh thậm chí có thể xảy ra với các mẹ không gặp táo bón hay trĩ trong thai kỳ. Do vậy mẹ đừng chủ quan nhé. Nguyên nhân của chứng táo bón sau sinh đó là do nhu động ruột bị giảm trong và sau quá trình sinh nở, uống không đủ nước, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và thiếu chất xơ, lười vận động, nhịn đi vệ sinh vì bị các chứng đau sau sinh… Trĩ là 1 biến chứng của việc bị táo bón.

Chứng táo bón sau sinh có thể cải thiện bằng việc mẹ thay đổi chế độ ăn uống như ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước. Phụ nữ sau sinh cũng nhớ vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng, đừng mãi nằm một chỗ, hãy đi vệ sinh ngay khi có cảm giác, tránh việc nhịn đi ngoài.

𝗥𝘂̣𝗻𝗴 𝘁𝗼́𝗰

Hẳn các mẹ sẽ phiền lòng lắm nếu như mỗi ngày thấy tóc mình rụng đầy trên sàn nhà. Việc này cũng rất thường gặp nên mẹ đừng quá lo lắng. Bởi vì nội tiết tố của người mẹ thay đổi, thói quen sinh hoạt thay đổi vì chăm con, chế độ dinh dưỡng, tâm lý bị ảnh hưởng… nên tóc rụng cũng là điều dễ hiểu. Thông thường thì sau vài tháng, tình hình sẽ ổn hơn.

Phụ nữ sau sinh có thể tạo 1 số thói quen chăm sóc tóc cho mình như chải tóc đúng cách, không buộc quá chặt, giữ tâm trạng thoải mái và tích cực, ăn uống đủ chất, ngủ và nghỉ ngơi hợp lý… Mẹ cũng có thể nhờ tư vấn bác sĩ nếu cần thiết nhé.

Đ𝗶 𝘁𝗶𝗲̂̉𝘂 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝘂̛̣ 𝗰𝗵𝘂̉

Việc rò rỉ nước tiểu hay đi tiểu không tự chủ cũng là vấn đề lớn với các mẹ sau sinh. Bởi vì cơ thể của người mẹ khi mang thai và sau sinh trải qua nhiều thay đổi, khi sức nâng đỡ của niệu đạo và khả năng kiểm soát của bàng quang bị suy yếu, khi các cơ bị giãn nở do sinh con, do việc gây mê ảnh hưởng tới vùng đáy chậu, bệnh tiểu đường… đều có thể làm mẹ bị són tiểu.

Chứng tiểu không tự chủ có thể cải thiện dần sau vài tuần sinh con. Tuy vậy cũng có trường hợp kéo dài mà mẹ cần nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. Ngoài ra thì phụ nữ sau sinh không uống rượu hay các thức uống chứa caffein, đi tiểu sớm sau khi sinh con, tập bài tập kegel, bắt chéo chân và siết cơ xương chậu khi hắt hơi hoặc ho…

𝗧𝗿𝗮̂̀𝗺 𝗰𝗮̉𝗺 𝘀𝗮𝘂 𝘀𝗶𝗻𝗵

Có rất nhiều câu chuyện đáng tiếc liên quan tới chứng trầm cảm sau sinh. Vì vậy mà các mẹ lẫn người thân cần theo dõi sự thay đổi tâm trạng, sức khỏe của mẹ sau sinh. Trầm cảm đối với phụ nữ sau sinh có liên quan tới sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ, sức khỏe của người mẹ chưa hồi phục, các yếu tố gia đình, lo lắng vì chăm sóc con cái…

Dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh cụ thể như mẹ chán nản, ủ rũ, khóc nhiều, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, xa rời người thân và bạn bè, suy giảm trí nhớ, suy nghĩ thường xuyên về cái chết… Mẹ cần nhờ ngay sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, bác sĩ. Mẹ cần có sự quan tâm và chia sẻ của những người xung quanh, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

𝗣𝗵𝘂̣ 𝗻𝘂̛̃ 𝘀𝗮𝘂 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝗸𝗵𝗼́ 𝗹𝗮̂́𝘆 𝗹𝗮̣𝗶 𝘃𝗼́𝗰 𝗱𝗮́𝗻𝗴

Thời kỳ mang thai thì mẹ nào cũng thay đổi cân nặng ít nhiều. Thêm vào đó, cơ thể mẹ thay đổi sau sinh và mẹ cũng cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ để hồi phục và có sức khỏe nuôi con. Thời gian ở cữ thì có mẹ còn kiêng cữ không vận động nhiều. Như vậy thì mẹ cũng khó lấy lại vóc dáng như thời còn son.

Vấn đề này thì mẹ đừng quá căng thẳng. Mẹ cũng đừng lao vào giảm cân quá sớm vì có thể gây tác động xấu tới sức khỏe. Hãy cố gắng ăn uống điều độ, đủ chất, tập thể dục ở mức độ hợp lý, tránh vận động nặng.

𝗚𝗶𝗮̉𝗺 𝗵𝗮𝗺 𝗺𝘂𝗼̂́𝗻 𝘀𝗮𝘂 𝘀𝗶𝗻𝗵

Vấn đề này cũng rất thường gặp đối với các mẹ sau sinh. Một phần do sự thay đổi thể chất, một phần do tâm trạng và tự ti sau khi sinh con khiến mẹ không có ham muốn. Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân cụ thể như thay đổi hormone, sợ chuyện ấy, mệt mỏi vì chăm sóc con cái, trầm cảm sau sinh…

Mẹ có thể nói chuyện, tâm sự với chồng mình để nhận được sự đồng cảm và động viên. Bên cạnh đó thì mẹ hãy dành thời gian chăm sóc bản thân nhiều hơn nhé.

Mọi chuyện nên để khi mẹ cảm thấy thoải mái và tự nhiên, và đừng quên thực hiện các phương pháp tránh thai nhé. Trên đây là một số vấn đề sức khỏe mà 𝗽𝗵𝘂̣ 𝗻𝘂̛̃ 𝘀𝗮𝘂 𝘀𝗶𝗻𝗵 rất dễ gặp phải.

Để việc chăm con và nuôi con được tốt, mẹ hãy chú ý nhiều hơn tới vấn đề sức khỏe của mình, giúp cơ thể nhanh hồi phục và khỏe mạnh nhé.

#drlethingocdiep #webtretho_beyeuambassador #phunusausinh #tramcamsausinh