Mấy ngày qua thông tin người dân TP.HCM không tiêm mũi 4 phải ký cam kết chịu trách nhiệm nếu để dịch bệnh lây lan đã gây xôn xao dư luận, nhiều người thắc mắc rằng tại sao phải ký cam kết trong khi tình hình dịch bệnh đã lắng xuống rồi?

Đến hôm nay, theo bài đăng trên báo Tuổi trẻ, một lãnh đạo ở TP.HCM cho biết việc ký cam kết này chỉ được thực hiện trên một số người chứ không phải tất cả. Bởi ở các địa phương có nhiều lao động tứ xứ, buôn bán nên không phải lúc nào nhân viên y tế cũng tiếp cận được. Người dân không tiêm mũi 4 và không chịu ký cam kết thì nhân viên y tế cũng không ép được.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Tuổi trẻ. 

Thực tế, có người không tiêm mũi 4 đã phải ký cam kết này, nhưng theo lãnh đạo TP.HCM, việc yêu cầu ký cam kết không có nghĩa là ép tiêm. 

Có thể mũi 1, 2 và 3 đều được người dân ủng hộ, nhưng còn mũi 4 rất ít người ủng hộ bởi đơn giản là họ không thích. Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết trước mắt sẽ vận động người dân tiêm mũi 4, còn người nào từ chối sẽ yêu cầu cam kết và báo cáo số liệu về cho Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc yêu cầu cam kết này không có nghĩa là ép tiêm mà chỉ muốn truyền tải thông điệp về an toàn tiêm chủng và vận động tiêm chủng.

Dù tiêm chủng này là tự nguyện nhưng nó là tiêm chủng chống dịch. Được biết, hôm nay, Bộ Y tế sẽ có buổi họp báo xung quanh vấn đề tiêm chủng và công bố số liệu khảo sát sau tiêm chủng để so sánh nhằm có bằng chứng thực tế hiệu quả của việc tiêm chủng.

Trẻ nhiễm bệnh có nhiều bé bị mắc hội chứng viêm đa cơ quan, so sánh giữa trẻ tiêm và không tiêm thấy kết quả rõ rệt, số không tiêm thường mắc hội chứng này nhiêu hơn là tiêm.

Các chuyên gia về y tế cho rằng việc tiêm chủng đầy đủ là cần thiết trong việc phòng chống dịch ở bối cảnh hiện nay, truyền tải thông tin và vận động là tốt, nhưng tránh đi quá đà gây phản ứng ngược cho người dân.

Điển hình như trước đó ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, người nào không tiêm mũi 4 sẽ không được phép ra khỏi nơi cư trú, không được tham gia nơi công cộng... sau khi nhận ý kiến trái chiều đã thay thế bằng văn bản yêu cầu hoàn thành việc tiêm chủng trước ngày 30/6/2022. Hay như ở tỉnh Phú Thọ, dù không ép ký cam kết nếu từ chối tiêm nhưng sau này có các chính sách hỗ trợ, tặng quà, lương thực sẽ xem xét đến việc có tiêm hay không?!

Theo Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế - ông Trần Đắc Phu cho biết tác dụng của vắc-xin theo thời gian cũng bị suy giảm, do đó việc tiêm nhắc là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa dứt hẳn, song có lẽ việc tiêm chủng nên được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện của người dân. Không thể ép người dân phải tiêm vì đây không phải là vắc-xin bắt buộc tiêm theo luật định. Do đó, ông cho rằng một số địa phương ép ký cam kết là không nên và không cần thiết.

Ngay lúc này đây, theo ông thay vì yêu cầu ký cam kết nếu từ chối tiêm, nhà chức trách cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về nguy cơ dịch bệnh để họ hiểu và tự nguyện tiêm nhằm bảo vệ chính bản thân mình, gia đình và cộng đồng.

Tương tự, một lãnh đạo Trung tâm Y tế ở Hà Nội cho rằng không nên ép người dân ký cam kết nếu từ chối tiêm vì người dân cũng có quyền yêu cầu ngược lại cơ sở tiêm chủng phải ký cam kết nếu quá trình tiêm chủng xảy ra vấn đề sự cố làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của họ, đến lúc này, ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm?

Nói tóm lại, việc yêu cầu ký cam kết trong bối cảnh này là không nên, trừ khi đó là tiêm chủng cho trẻ, cần phải có người bảo hộ xác nhận ký cam kết và sẽ phải chịu trách nhiệm nếu cả nhà có người mắc bệnh dịch hoặc làm lây lan dịch bệnh. Và nếu đã ký cam kết không tiêm thì sau này xảy ra vấn đề cũng không được thắc mắc tại sao con em mình không được tiêm chủng.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Zing News và báo Thanh Niên. 

Sau khi đọc những lời chia sẻ của các chuyên gia về y tế, nhiều người dân đồng tình ủng hộ với ý kiến này, chọn tiêm hay không là do mình. Có nhiều cách để vận động người dân tiêm chủng nhằm bảo vệ cho sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, tại sao không chọn lại chọn cách này để gây phản ứng cho người dân, phải không nè?