Mẹ chồng từ chối người cha tàn tật lên sân khấu, cô dâu tức giận cởi váy cưới sau khi cầu xin vô hiệu, đám cưới bị hủy ngay tại chỗ

Trong đám cưới kiểu phương Tây, chúng ta luôn có thể bắt gặp cảnh tượng dâu nắm tay cha mình, chậm rãi đi về phía người bạn đời tương lai.

Khi hai bên gặp mặt, cha cô dâu sẽ trao tay con gái mình cho chú rể. Đây là nghi thức người cha bàn giao trách nhiệm, nghĩa là người cha đồng ý giao phó tương lai của con gái mình cho người đàn ông trước mặt mình.

hình ảnh

Ảnh OST

Ở phương Đông, thường thì cha mẹ của cô dâu và chú rể sẽ lên sân khấu nhận lời lời cảm ơn của hai con, chúc mừng thông gia. Một đám cưới mà không có sự xuất hiện của cha mẹ hai bên (trừ những trường hợp bất đắc dĩ) thì lễ nghi cũng kém trang trọng hẳn.

Là một cô dâu sắp kết hôn, một phụ nữ sống ở Quảng Châu cũng đã lên kế hoạch cho màn cảm ơn như vậy trong đám cưới của mình. Nhưng chính vì điều này mà cô dâu tràn đầy khao khát hạnh phúc đã tức giận hủy bỏ hôn ước. Nhà chồng không cho phép cha của cô dâu lên sân khấu. Lý do là vì ông là một người tàn tật, lên sân khấu sẽ làm mất mặt họ.

Theo lời kể của người phụ nữ, bố cô là người tàn tật, do thể trạng nên bố mẹ cô đã ly hôn từ lâu. Người cha tàn tật rất khó chăm sóc con gái, nhưng cha rất yêu thương cô, để dành cho cô những điều tốt đẹp nhất. Cô dâu trẻ cho biết từ nhỏ mình đã sớm chứng kiến cảnh cha phải dậy sớm làm lụng vất vả mỗi ngày để kiếm tiền nuôi cô con gái khôn lớn.

hình ảnh

Ảnh OST

Cô con gái ấy hiểu được nỗi vất vả của cha mình từ khi còn bé, cũng hiểu được nỗi đau mà ông phải gánh chịu và sự khinh bỉ của người khác khi là một người cha tàn tật đơn thân. Và ngay sau khi ngày cưới của cô được ấn định, người cha đã dùng tất cả số tiền tiết kiệm được để chuẩn bị của hồi môn cho con gái mình, để con gái được nở mặt nở mày với nhà chồng.

Nhưng không ngờ khi đám tiệc sắp bắt đầu, người cha đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ lại nói rằng không cần lên sân khấu mà chỉ cần ngồi ở bàn tiệc phía dưới. Cô con gái hơi thắc mắc bởi vì cô biết rằng cha mình đã chờ đợi giây phút này khá lâu, ông đã chuẩn bị bài phát biểu cách đây 3 tháng, thậm chí còn hỏi đi hỏi lại con gái xem bộ vest mặc hôm cưới có vừa vặn không.

hình ảnh

Ảnh OST

Ngoài ra bố không quan tâm không có nghĩa là con gái không quan tâm. Cô con gái hỏi những người xung quanh cặn kẽ mọi việc, khi biết bố mẹ chồng tương lai không muốn bố mình lên sân khấu nhận ơn, cô dâu lập tức nổi giận. Để giành lấy công bằng cho bố, cô đã trực tiếp tìm đến bố mẹ chồng tương lai của mình. Không ngờ bố mẹ chồng vẫn mê muội, còn nói là vì sĩ diện của cả hai bên. Chồng thì im lặng không bênh vực vợ lời nào.

Theo quan điểm của cô dâu, cô không màng sĩ diện hay xấu hổ, trong lòng cô cha là quan trọng nhất nên trước mặt quan viên hai họ, cô dâu thẳng thắn nói nếu cha mình không được phép lên sân khấu, cuộc hôn nhân này không nên xảy ra. Cô nói xong liền bắt đầu cởi bỏ trang sức trên đầu.

Những người xung quanh đều cố gắng thuyết phục, không chỉ bố cô dâu mà còn cả nhà chồng của cô. Bố cô dâu không muốn con gái mình khó xử, bỏ lỡ hôn ước cả đời người. Nhà chồng thì bảo chỉ muốn tốt cho đôi bên. Tuy nhiên cô dâu vẫn điềm tĩnh gỡ bỏ mũ mấn trên đầu, cởi bỏ chiếc váy cô dâu và tẩy trang ngay tại chỗ. Cô gái đã dùng hành động của mình để giữ gìn phẩm giá của cha mình và chính mình.

hình ảnh

Ảnh OST

Một số người thân của chú rể nói rằng người phụ nữ không có sự đồng cảm nào cả, và cô ấy quá nóng vội trong mọi việc. Nhưng khi sự việc được lan truyền trên mạng, hầu hết mọi người đều bày tỏ sự ủng hộ với cô gái. Vì sự kết hợp giữa hai người không chỉ là sự kết hợp của hai con người mà là sự kết hợp của hai gia đình, khi một bên đã tỏ ra không ưa và tỏ ra mình trên cơ trước hôn nhân thì sau đó sẽ như thế nào?

Không có cách nào giải quyết loại mâu thuẫn này, bởi vì nhà chú rể nếu biết suy nghĩ thì ngay từ đầu đã không có cảnh khiến cô dâu tức giận. Suy cho cùng, đối với phụ nữ, không ai quan trọng bằng người đàn ông đã nuôi nấng mình, cho dù đó là một người tàn tật hay nghèo khó, đây chính là sức mạnh của tình cảm gia đình. Cư dân mạng cũng cho rằng chú rể không xứng đáng với người con gái quý giá này. Khi vợ và cha mẹ xảy ra mâu thuẫn, người trọng yếu này ở đâu? Rất có thể, người phụ nữ không chỉ tức giận vì nhà chồng tương lai không tôn trọng bố mình mà còn tức giận vì không nhìn rõ lòng người. Chuyện này nếu xử lý không ổn thỏa thì cũng không cần phải tiếp tục hôn sự. Nếu chưa vào đến cửa nhà mà đã đối xử thiếu tôn trọng như vậy, có lẽ cố chấp cũng là khiến mình khổ thêm thôi.

hình ảnh

Ảnh OST

Hành vi của cha mẹ chú rể cùng thái độ của anh ta rõ ràng không có ý niệm bình đẳng, bọn họ coi bố của cô dâu là người ngoài hành tinh đáng hổ thẹn. Nghĩ sâu một chút thì rất có thể ngay từ đầu họ không hài lòng lắm trong cuộc hôn nhân này, từ đáy lòng lại xem thường gia đình con dâu.

Người cha một mình nuôi nấng con gái, bản thân người con gái cũng không phụ lòng cha, giữa tình yêu và tình cảm gia đình, cô không chút do dự lựa chọn tình cảm gia đình. Không có chuyện từ bỏ quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái, đó không chỉ là sự ràng buộc về mặt đạo đức mà còn là sự bảo đảm chắc chắn cho mối quan hệ vốn dĩ không thể tách rời này. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là sâu đậm nhất trên đời, sợi dây huyết thống yêu cầu đôi bên phải trở thành người quan trọng nhất đối với nhau, đối với hành vi của người phụ nữ này, tuy quả thực có chút liều lĩnh, nhưng cư dân mạng đồng lòng ủng hộ, chúc cô gặp được người xứng đáng.