Một trong những nguyên nhân trầm cảm sau sinh đến từ cơn đau của người mẹ.

Một nghiên cứu được công bố trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Gây mê của Mỹ năm 2018 cho thấy, các cơn đau sau khi sinh con, chứ không phải cơn đau trong khi sinh, có thể góp phần đáng kể gây ra 𝒏𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉.

Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã biết rằng những cơn đau mà chị em phụ nữ đối diện khi sinh nở có thể làm tăng nguy cơ và là 𝒏𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉. Nhưng mới đây, nghiên cứu cho thấy cơn đau sau sinh mới là vấn đề lớn hơn so với cơn đau chuyển dạ sinh nở.

𝑵𝒈𝒖𝒚 𝒄𝒐̛ 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒄𝒂𝒐 𝒐̛̉ 𝒑𝒉𝒖̣ 𝒏𝒖̛̃ 𝒃𝒊̣ 𝒄𝒐̛𝒏 đ𝒂𝒖 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̀𝒖

Bệnh viện Brigham and Women ở Boston đã thực hiện nghiên cứu về cơn đau trên 4327 phụ nữ sinh con lần đầu. Họ gồm các phụ nữ sinh thường hoặc sinh mổ được 1 tuần. Nhóm nghiên cứu so sánh điểm số đau và điểm số trầm cảm sau sinh. Kết quả là những người có điểm số đau cao hơn thì có nhiều khả năng cao bị trầm cảm sau sinh. Những người có xu hướng bị trầm cảm sau sinh thì thường phàn nàn nhiều hơn đến cơn đau họ phải chịu trong quá trình hồi phục cũng như việc họ cần nhiều thuốc giảm đau hơn.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra việc phụ nữ sinh mổ dễ bị trầm cảm sau sinh hơn, đặc biệt khi họ không được kiểm soát cơn đau đầy đủ.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng những mẹ bị thừa cân, có tiền sử trầm cảm, thường xuyên lo lắng hơn… thì cũng có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn.

𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉: 𝑪𝒐̛𝒏 đ𝒂𝒖 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒍𝒂̀𝒎 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒎𝒆̣ 𝒃𝒊̣ 𝒔𝒖𝒚 𝒏𝒉𝒖̛𝒐̛̣𝒄

Với người mẹ mới sinh, vượt cạn không phải là ‘trút được gánh nặng’ hoàn toàn. Mà sau đó, việc nuôi con mới thực sự là 1 cuộc chiến. Người mẹ vừa phải chăm sóc, hồi phục cơ thể, vừa phải trông coi em bé sơ sinh nữa. Việc kiểm soát cơn đau sau sinh nếu không được quan tâm đầy đủ, cơn đau kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thể chất và tinh thần của người mẹ. Cơn đau lúc này có thể trở thành 𝒏𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉.

Thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng của cơn đau sau sinh ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Có người bị cơn đau sau sinh của việc sinh mổ, đau vết rạch tầng sinh môn, cơn đau vì tử cung co thắt và tống sản dịch ra ngoài… có người đơn giản là bị táo bón, bị chuột rút. Chưa kể, cơn đau còn có thể là dấu hiệu của biến chứng sau sinh và đe dọa sức khỏe và tính mạng của người mẹ.

Dù cơn đau sau sinh không đau dữ dội và tuyệt đối như đau chuyển dạ, nhưng sự khó chịu dai dẳng của nó trở thành một trong những 𝒏𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉. Nếu như các cơn đau kéo dài, tâm trạng người mẹ sẽ gay gắt, mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng giấc ngủ, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ảnh hưởng. Sức khỏe tinh thần và thể chất của người mẹ lúc này liên quan mật thiết với nhau. Mẹ có thể đối diện với chứng trầm cảm sau sinh, sự thay đổi của hormone tuyến giáp, bị thiếu máu, cơ thể suy nhược, làm chậm trễ hơn quá trình hồi phục cơ thể.

Việc chăm sóc em bé lại càng tốn năng lượng và sức lực của người mẹ. Một số mẹ còn lo lắng việc nếu sử dụng thuốc giảm đau thì sợ ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ, như vậy sẽ không tốt cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Cơn đau lúc này trở thành nỗi khủng hoảng và ám ảnh của các mẹ sau sinh.

𝑻𝒓𝒊̣ 𝒕𝒂̣̂𝒏 𝒈𝒐̂́𝒄 𝒏𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉: 𝑯𝒂̃𝒚 𝒄𝒉𝒊𝒂 𝒔𝒆̉ 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒃𝒂́𝒄 𝒔𝒊̃ 𝒄𝒂̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̛́𝒎 𝒄𝒂̀𝒏𝒈 𝒕𝒐̂́𝒕!

Sau khi sinh con, các mẹ sẽ được các bác sĩ và y tá hướng dẫn cách chăm sóc vết thương cũng như sức khỏe sau sinh. Mẹ hãy chú ý lắng nghe và làm đúng những gì bác sĩ dặn để kiểm soát đau hiệu quả.

Khi xuất viện và được chăm sóc tại nhà, mẹ đừng quên thường xuyên theo dõi tiến độ hồi phục của cơ thể. Hãy báo cho bác sĩ ngay nếu như có các dấu hiệu bất thường. Cơn đau nếu không thuyên giảm thì cũng cần thông báo càng sớm càng tốt.

Các bác sĩ cũng sẽ khám và sàng lọc những mẹ có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm sau sinh, những mẹ sinh mổ hay rạch tầng sinh môn cách điều chỉnh và chăm sóc bản thân phù hợp.

Nếu như cơn đau của người mẹ ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày như thay đổi tâm sinh lý, thay đổi về thể chất, mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân, ảnh hưởng giấc ngủ, bị sốt, ít sữa, mất sữa… thì cần đi khám bác sĩ ngay.

Vì có thể là dấu hiệu mẹ đang bị suy nhược cơ thể đấy. Đừng quên chia sẻ cảm xúc của bản thân với chồng và người thân. Những thay đổi trong cảm xúc và suy nghĩ cũng quan trọng và không thể bỏ qua.

N𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒔𝒂𝒖 𝒔𝒊𝒏𝒉 bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các cơn đau sau sinh gây nên. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng chăm sóc đúng cách, hồi phục cơ thể thật tốt. Các mẹ cũng chú ý là không tùy ý sử dụng thuốc giảm đau nếu như không có ý kiến của bác sĩ. Mẹ cũng thực hiện tái khám sau sinh theo đúng lịch hẹn nhé.

#drlethingocdiep #webtretho_beyeuambassador #nguyennhantramcam #tramcamsausinh #condaucuame

hình ảnh