Thay vì tìm cách khuyên răn cô vợ, anh chồng chỉ biết trách móc và còn bị mẹ xúi ly dị. Hôn nhân đâu phải trò đùa, muốn sống với nhau lâu dài thì đâu phải những chuyện cỏn con này mà chia tay.

Những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong gia đình nếu không biết cách giải quyết sẽ từ bé xé ra to và những người trong cuộc sẽ chọn cách buông tay thay vì cùng nhau thay đổi. Như câu chuyện của anh chàng sau đây:

Chẳng biết hồi yêu nhau thế nào mà đến khi lấy về anh chồng mới phát hiện ra cô vợ có tính lười biếng. Mới cưới được 3 tháng nhưng theo anh chồng kể thì người vợ không động vào bất kỳ việc gì trong nhà. Trong khi anh ra ngoài lo kinh tế, người vợ chỉ việc ở nhà nhưng lại quá lười đến mức mẹ chồng cũng khó chịu đến mức xúi anh không dạy được vợ thì nên ly hôn. Nguyên văn câu chuyện như sau: 

"Vợ ăn xong không rửa bát, toàn để mẹ chồng phải làm. Nghĩ nó chán... anh em ạ, các cụ bảo chọn vợ cho khéo kẻo hỏng một đời đúng là cấm có sai. Em lấy vợ được khoảng 3 tháng, từ ngày cưới về, vợ em không động vào một việc gì trong nhà. Bữa cơm ăn xong cũng không dọn, toàn vứt để mẹ chồng dọn.

Nếu như vợ em đi làm cả ngày mệt mỏi thì không nói nhưng đằng này vợ em chỉ ở nhà, toàn bộ kinh tế chi tiêu trong gia đình đều một tay em lo, có mỗi cái việc cơm nước dọn dẹp mà cũng không làm được thì đúng chán."

hình ảnh

Đoạn tâm sự của anh chồng về người vợ lười biếng. Ảnh Công lý & xã hội

"Đấy các bác xem, cơm nước xong vợ em tót đi chơi luôn, em định rửa nhưng cố để xem đến lúc vợ về vợ có rửa không. Nhưng đến khi vợ em về, vợ em cũng kệ chẳng rửa, mẹ em chán không nói nữa gọi em vào phòng khuyên em là nếu không dạy được vợ thì bỏ cho nó khỏe.

Anh em ạ, yêu vợ, chiều vợ một vừa hai phải thôi, yêu chiều quá là dễ sinh hư và thiếu tôn trọng mình lắm".

Anh chàng nói lên hết nỗi khổ tâm trong suốt 3 tháng lấy vợ. Dù thời gian sống chung nhà chưa lâu nhưng có vẻ như anh và gia đình đang chán người vợ này vô cùng. Nhiều người bình luận chia sẻ nỗi niềm của anh chồng như sau: 

"Giữ cho chắc vào của hiếm có khó tìm đó buông ra lại làm khổ anh em khác".

- "Ở riêng thì sao cũng được. Nhưng về ở với mẹ chồng thì ít ra cũng tôn trọng mẹ chồng, tôn trọng chồng chút chứ. Không dọn cơm, thì ăn xong cũng phải có trách nhiệm dọn xuống rửa bát chứ... Không coi mẹ chồng với chồng ra gì... Tôi khuyên bác bỏ... đi. Dính vào thì khổ đấy". 

Vẫn có ý kiến cho rằng, để gia đình được yên ấm, tốt hơn hết là anh chồng nên rửa hết cho xong. Tuy nhiên, từ đầu đến cuối bài viết chẳng thấy anh hay mẹ chồng khuyên bảo cô vợ mà chỉ toàn là tức giận, hậm hực. Nếu cứ giữ nguyên cách hành xử này, có lẽ ly hôn cũng chỉ là sớm muộn.

hình ảnh

Ảnh minh họa, nguồn Dantri, Công lý & xã hội

Tại sao không góp ý với nhau để cả 2 thêm hiểu và thay đổi theo hướng tích cực hơn? Theo lời anh chồng nói thì có thể thấy cô vợ không hề đúng khi bản thân ở nhà chẳng cần đi làm kiếm tiền thì việc nhà cũng phải có phần trách nhiệm. Đó không phải là mất bình đẳng mà là ý thức của mỗi người, có cùng nhau san sẻ từ những việc nhỏ nhặt nhất thì mới tạo nên được hạnh phúc to. Còn sống theo kiểu ỷ lại, người này đùng đẩy người kia thì hôn nhân làm sao bền.

Không chỉ riêng vợ chồng, sống chung với bố mẹ ruột hay anh chị em thì bản thân mỗi người cũng phải tự thân vận động lo toan việc nhà, giúp đỡ lẫn nhau. Còn kiểu sống như cô vợ trên đây thì có thể đánh giá là cô vô trách nhiệm, ích kỷ khi chỉ biết nghĩ cho bản thân. Kiểu người này dễ làm gánh nặng của những người sống cùng và dễ gây ức chế. Bây giờ làm dâu, làm vợ, mai này còn làm mẹ mà vẫn giữ tính cách này thì không ổn một chút nào.

hình ảnh

hình ảnh

Bình luận của cộng đồng mạng. Ảnh Công lý & xã hội

Về phía anh chồng và mẹ chồng, nếu thấy không vừa ý thì nên ngồi lại thẳng thắn góp ý với nhau để đối phương thay đổi. Dù sao cũng là người một nhà, hãy xây dựng nhau tốt hơn chứ đừng hậm hực, bao nhiêu uất ức dồn nén thì có ngày cũng "bung" ra thôi. Đến lúc đó không những đối phương sẽ không thay đổi mà hôn nhân cũng không còn, có khi còn thù hận nhau.

Để có thể kết duyên chồng vợ thì đó là duyên nợ, là tình nghĩa thì không phải muốn buông tay là buông tay dễ dàng. Khi gặp khúc mắc nên giải quyết chứ không phải là nghĩ đến chuyện ly hôn. Tại sao thời ông bà ta có thể sống với nhau đến đầu bạc răng long còn thời này tình trạng ly hôn ngày càng nhiều? Hãy tự xem lại mình, xem lại mối quan hệ và nếu còn thương nhau thì hãy cố gắng. Nếu muốn buông tay hãy nghĩ đến lý do bắt đầu. 

Nguồn tham khảo: Công lý & xã hội