Cha mẹ luôn quan tâm đến con, lúc nào cũng lo lắng con không thể tự lực cánh sinh khi không có cha mẹ bên cạnh.

Điều này có vẻ hợp lý khi con còn nhỏ, dưới 10 tuổi. Nhưng với một đứa trẻ bước vào độ tuổi vị thành niên, nếu cha mẹ việc gì cũng làm cho con thì con khó mà trưởng thành được. Đây cũng là nỗi niềm của bố mẹ cậu bé 13 tuổi ở nhà một mình suốt 66 ngày.

hình ảnh

Về đến cửa nhà suýt nữa là nghĩ nhầm nhà, người mẹ cho biết (Ảnh Sina)

Theo Sina, cặp vợ chồng đến từ Tô Châu, Giang Tô. Tuy nhiên hai vợ chồng phải về Thượng Hải thăm bố chồng đang bệnh, chẳng ngờ lúc này Thượng Hải bắt đầu có ca cô Vít nên bị phong tỏa nhiều ngày. Rốt cuộc đứa con trai 13 tuổi buộc phải ở nhà một mình bởi người thân thì không có, bố mẹ thì đang mắc kẹt ở Thượng Hải. Có thể thấy, cậu bé 13 tuổi ở Tô Châu buộc phải sống tự lập trong 66 ngày không phải vì ý muốn chủ quan của bố mẹ mà là sự lựa chọn gượng ép. Dĩ nhiên bố mẹ cậu bé lo lắng vô cùng vì đây là lần đầu tiên họ xa con lâu đến như vậy. Những lần trước chỉ đi xa 2,3 ngày là cùng; đồ ăn thì chế biến sẵn để trong tủ đông, lâu lâu có thể nhờ hàng xóm qua nhòm ngó hộ. Nhưng 66 ngày là thử thách không nhỏ đối với đứa trẻ quen với việc được cha mẹ làm cho tất cả từ nhỏ đến lớn, bản thân chỉ có một nhiệm vụ là đến trường học hành.

Người mẹ đã dành 66 ngày cho sự độc lập của con và cậu bé không thể thích nghi trong thời gian đầu. Đứa trẻ thậm chí còn không biết cách đun nước hoặc vo gạo nấu cơm bằng nồi cơm điện trước đó, và khả năng tự chăm sóc bản thân thật đáng lo ngại. Lúc đầu, bố mẹ cậu nhờ hàng xóm gọi đồ ăn cho cậu, hoặc con có thể mua đồ ăn trên đường từ trường về nhà. Sau đó họ dạy con nấu một số bữa ăn đơn giản qua video. Ngoài những việc này, bé 13 tuổi ở nhà một mình 66 ngày còn có nhiệm vụ chăm sóc 2 con chó và 1 con mèo ở nhà.

hình ảnh

Chó mèo đều lên cân và phấn khởi khi thấy chủ nhà đã về (Ảnh Sohu)

Theo lời người mẹ kể lại, khi Thượng Hải cho phép người dân đi lại, họ đã lập tức quay về nhà ở Tô Châu. Nhìn thấy cảnh nhà cửa bừa bộn, mẹ cảm thấy buồn và xót xa. Đứa trẻ chưa hề động tay động chân làm việc nhà đã ở nhà hơn 2 tháng một mình. Mặc dù trong nhà có hơi bừa bộn nhưng me không tức giận một chút nào. Cảm giác con trai đã trưởng thành khiến cô nhẹ nhõm hơn. Người mẹ không giấu được niềm tự hào về con trai, vừa có thể chăm sóc cho mình, chăm mèo, chăm chó, dọn dẹp chuồng cho chó mèo, nên đã đăng tải một clip ngắn lên ạng. Nhưng có những cư dân mạng không đồng tình với cô:

“13 tuổi là lúc phải sống tự lập, ngày xưa cỡ đó là phải vừa bồng em vừa đi cấy, vừa nấu cơm, vừa đút cho em nhỏ ăn. Việc lên núi đốn củi trước 10 tuổi không phải là chuyện hiếm.”

“Tôi không thể gọi là "thằng nhỏ" ở tuổi 13. Năm 13 tuổi tôi còn dựng sạp chợ bán đồ chơi phụ bố mẹ kiếm tiền, sống một mình trong 66 ngày không phải là một vấn đề lớn.”

“Hôm rồi về quê chồng, gặp một bé cháu chồng năm nay mới 9 tuổi phải giúp bố mẹ làm ruộng, nấu ăn cho cả nhà và cho lợn gà ăn nữa kìa. Ở tuổi 13, việc chăm sóc bản thân cũng là điều đáng để viết sao?”

“Không ép con thì không biết nó có thể làm được mọi thứ tốt như thế nào đâu mẹ nó à”. Không phải là con cái không thể tách khỏi cha mẹ, mà là cha mẹ không thể tách khỏi con cái. Không phải đứa trẻ không chịu làm việc nhà mà là chị đã không cho nó một cơ hội. Hãy cảm ơn cơ hội 66 ngày này đi, nếu không chị sẽ không bao giờ dạy con trưởng thành nổi”

hình ảnh

Mẹ xót con bị buộc phải trưởng thành nhưng bị cư dân mạng vỗ mặt (Ảnh QQ)

Ở thế hệ của cha mẹ chúng ta, hay chính bản thân chúng ta thì những đứa trẻ 13 tuổi đã có khả năng tự chăm sóc bản thân và khả năng lao động thực sự mạnh mẽ. Nhưng hiện tại không như xưa, cách giáo dục đã thay đổi. Cha mẹ ngày nay nuôi con cực hơn, do đó, một số yêu cầu cũng không cao như trước. Nhưng cậu bé trong đoạn clip này cũng rất khá, chưa từng biết đun nước nhưng đã nhanh chóng thành thạo một số kỹ năng nấu nướng, chứng tỏ óc quan sát, khả năng học hỏi và thực hành rất mạnh. Cậu bé có thể hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau và không nằm dài vì không bị bố mẹ giám sát, chứng tỏ cậu bé có tính tự giác tốt. Đứa trẻ không chỉ chăm sóc bản thân rất tốt mà còn chăm sóc cả chó mèo, cây xanh trong nhà cho thấy bé là người rất có trách nhiệm. Ở một mình trong 66 ngày là một thử thách rất lớn đối với người lớn, và có rất nhiều người cảm thấy chán nản. Còn cậu bé có thể chịu đựng cô đơn và sống tốt, điều đó cho thấy tâm lý cậu bé rất tốt. Khi chúng ta nhìn thấy hiện tượng này, chúng ta không phải lo lắng để nâng cao hoặc phủ nhận nó, mà là để suy ngẫm về quá khứ và lập kế hoạch cho tương lai. Đã đến lúc dạy con một số kỹ năng cần thiết để thích ứng với những trường hợp khẩn cấp.

hình ảnh

Dẫu vậy cậu nhóc vẫn rất đáng khen vì đã sống sót sau 66 ngày dù trước đó đun nước sôi cũng chẳng biết (Ảnh QQ)

Dù cố ý hay vô tình, tình yêu thương quá mức dành cho con sẽ kềm hãm sự phát triển của con. Có thể thấy, cậu bé 13 tuổi buộc phải sống tự lập trong 66 ngày không phải vì ý muốn chủ quan của bố mẹ mà là sự lựa chọn gượng ép. Khách quan mà nói, 66 ngày sống tự lập chắc chắn là một tài sản quý giá đối với cậu bé. Nó đã giúp cậu bé tiến bộ rất nhiều, kể cả việc có thể tự nấu ăn và không còn lo bị đói. Người mẹ ở Tô Châu vì nguyên nhân khách quan đã vô tình bắt con mình phải sống tự lập trong 66 ngày. Thực tế cho thấy, điều này đã mở ra một thế giới mới cho cha mẹ và đứa con. Khả năng sống độc lập quan trọng như thế nào? H vọng bà mẹ này tiếp tục phát triển kỹ năng độc lập của con mình mà không tước đi cơ hội phát triển của con mình.

Cha mẹ phải học cách tôn trọng con cái và cho chúng không gian tự chủ. Một số phụ huynh không hiểu “tại sao mình làm việc chăm chỉ nhưng con lại không biết quý trọng”, thực chất điều này đồng nghĩa với việc họ không cho con trải nghiệm, tước đi cơ hội trải nghiệm và rèn luyện của con. Để trẻ tự chấp nhận sự sắp đặt của mình và trở thành những gì cha mẹ muốn, thay vì để trẻ là chính mình, là điều mệt mỏi cho cả cha mẹ và con cái.


Nguồn Sohu