Câu chuyện mẹ đơn thân Việt cưới chồng là trai tân Pakistan có gia thế “khủng” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng mạng. Nhiều người cũng tò mò về mối quan hệ của nàng dâu Việt với mẹ chồng sẽ thế nào. 

Chị Trần Thùy Trang (38 tuổi, quê ở Lào Cai) đã tổ chức đám cưới linh đình, đãi 3 ngày đêm với chồng là anh Tallal Ahamed (37 tuổi, người Pakistan), đang làm chủ một công ty kinh doanh buôn bán xe ô tô tại Nhật Bản. 

hình ảnh

Đám cưới của chị Trang và anh Tallal được tổ chức hoành tráng ở Pakistan. (Ảnh doanh nghiệp và tiếp thị)

Trước đây, chị Trang mang con qua Nhật với mong muốn thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn. Mẹ đơn thân không ngại làm việc quần quật để kiếm tiền. Sau này, khi gặp gỡ và chính thức về chung một nhà với anh Tallal, chị Trang không còn phải một mình đối mặt với những khó khăn, mà làm gì cũng được chồng đồng hành, hỗ trợ.  

Lúc về ra mắt nhà chồng, chị Trang được các thành viên chào đón rất nhiệt tình, đối đãi như con cái trong nhà. Điều ấm áp là nhà chồng không quan tâm đến chuyện làm mẹ đơn thân của cô gái người Việt. Tuy mọi thứ ở Pakistan còn lạ lẫm với chị Trang nhưng nhờ vào sự đón tiếp nồng ấm của nhà chồng nên chị cảm thấy thật gần gũi, dễ dàng bắt nhịp với mọi người. 

“Trước đó anh Tallal đã kể về tôi với gia đình anh nên mọi người cũng hiểu. Họ không phân biệt hay coi thường khi biết tôi đã từng một lần đổ vỡ hôn nhân và có con riêng. Ngược lại, mọi người đều quý mến, tôn trọng, thương tôi”, chị Trang tâm sự trên báo. 

Đây quả là điều thật tuyệt vời và ấm áp. Với nhiều mẹ đơn thân, quá khứ một đời chồng thường là rào cản khiến họ mất tự tin hoặc thậm chí là lý do để gia đình bạn trai sau này phản đối. Tuy nhiên, trường hợp của chị Trang lại khác. Không chỉ là mẹ đơn thân, chị còn lớn hơn anh Tallal 1 tuổi cũng như anh còn là “trai tân”. Ấy vậy mà, gia đình của anh lại không để những điều này làm ảnh hưởng, thay vào đó, họ quan tâm liệu anh Tallal có hạnh phúc nếu kết hôn với cô gái Việt hay không và tôn trọng tình cảm của cặp đôi. 

hình ảnh

Mẹ chồng thường xuyên mua sắm đồ cho con dâu. (Ảnh Phụ nữ VN)

Gặp được nhà chồng có tư duy cởi mở, hiện đại nên chị Trang không gặp quá nhiều khó khăn trong chuyện làm dâu. Nhiều lần, mẹ chồng của chị còn đưa cả nhà đi mua sắm hay tự tay chuẩn bị đồ đạc để con dâu đi du lịch, đám cưới. Để nói chuyện với nhà chồng, chị Trang sẽ dùng tiếng Anh nhưng cũng có lúc mọi người không hiểu nhau. Khác biệt ngôn ngữ và văn hóa dễ là rào cản nhưng chỉ cần người trong cuộc chịu mở lòng, đối đãi thật lòng với nhau thì cũng khó xảy ra bất đồng. 

Chị Trang thường xuyên quay lại những khoảnh khắc bên gia đình chồng và chia sẻ lên mạng xã hội. Các thành viên trong nhà cũng rất thoải mái với điều này và còn nhiệt tình “hợp tác” bằng cách vẫy tay chào mỗi khi thấy ống kính lướt qua. 

hình ảnh

Nhà chồng rất chào đón nàng dâu người Việt. (Ảnh Doanh nghiệp và tiếp thị)

Cảm giác được chào đón, được thuộc về khiến chị Trang rất hạnh phúc khi về nhà chồng. Nhiều người vẫn ái ngại, ngán ngẩm khi nghĩ về chuyện làm dâu hay đơn giản là về thăm nhà chồng. Điều này một phần là do tâm lý sẵn có của nàng dâu, nhưng cũng có thể do nhà chồng chưa thật sự mở lòng để đón tiếp con dâu thật nồng ấm. Một khi đã cảm nhận được nhà chồng là “tổ ấm”, chẳng nàng dâu nào còn ngại hay lo lắng khi nghĩ về. 

Trong quá khứ, chị Trang từng có một cuộc hôn nhân tan vỡ, rồi một mình ôm con sang Nhật để bươn chải, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau này, cuộc đời như thể “bù đắp” cho chị khi mang Tallal đến. Thậm chí, khi kết hôn, chị Trang mới ngã ngửa khi biết chồng là “con nhà giàu” ở Pakistan. Ngày cưới, đông đảo khách mời đến chúc mừng hạnh phúc của đôi vợ chồng và tiệc cưới diễn ra hoành tráng trong suốt 3 ngày đêm, đến nỗi cô dâu có lúc kiệt sức. 

hình ảnh

"Ở bên Pakistan đám cưới sử dụng rất nhiều vàng, những bộ trang sức rất to, và đeo rất nhiều. Váy của tôi do chồng và mẹ chồng chọn sẵn nhiều kiểu gửi cho xem, tôi thích bộ nào thì mẹ chồng đặt trước, gần đến ngày cưới tôi chỉ việc đi xem có cần chỉnh sửa thêm gì không và lấy về thôi.

Sau váy cưới là đến trang sức. Tôi bàn với chồng mua vàng giả để tiết kiệm, đỡ tốn tiền, nhưng chồng và mẹ chồng không đồng ý. Họ nói, số trang sức vàng đó sau không dùng thì để làm kỷ niệm, ngày cưới phải đẹp vì có rất nhiều người đến xem mặt cô dâu, cũng là bộ mặt của gia đình chồng… Đám cưới diễn ra khá bất ngờ nhưng tôi vô cùng mãn nguyện vì ai ai cũng vui vẻ, hài lòng”, nàng dâu Việt kể thêm về đám cưới ấn tượng cũng như cách nhà chồng yêu thương mình. 

Vậy đó, có lúc chúng ta tưởng chừng là bế tắc, mệt mỏi, đau khổ nhất hóa ra lại có một tương lai vô cùng sáng sủa, tốt đẹp đang chờ phía trước. Quan trọng là mọi người có đủ bản lĩnh, kiên nhẫn để tự nhủ bản thân cố gắng thêm một chút nữa hay không.