Cảm xúc khi mang thai của mẹ bầu liên quan rất nhiều đến sự vui vẻ hay khó chịu của em bé sau sinh

Em có đứa bạn chơi thân từ nhỏ, nhưng với bản tính khó ưa khó chịu của nó khiến ai mới tiếp xúc 1 lần đều muốn tránh xa, may sao chỉ có em là chịu được. Hôm trước nhân dịp về quê thăm nhà, em ghé qua chơi với 2 mẹ con nhà nó, giật mình khi thấy đứa con đầu của bạn em mới chỉ 1 tuổi nhưng nhìn y chang mẹ về ngoại hình đến tính cách. Con bé ở nhà được đặt cho cái tên nghe là hiểu phiên bản này từ đâu mà ra liền các mẹ ạ: “Nấm quạu”, em thắc mắc sao gọi tên con như vậy, bạn em trả lời là từ hồi sinh con đến giờ, con bé hay hờn dỗi và nhăn nhó cả ngày. Em thấy buồn cười vì chẳng hiểu sao lại đẻ được con trội gen đến như vậy, ngày xưa em nghe ông bà nói nhiều về việc mang bầu mà hay nhăn nhó thì con sinh ra cũng khó chịu y chang, đến giờ mới thấy đúng ghê luôn các mẹ ạ.

Mà chẳng phải chỉ có ông bà xưa mới nhận định như vậy đâu, trên thực tế điều này tưởng vui nhưng lại có cơ sở khoa học chứng minh. Theo đó các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm xúc lo lắng khi mang thai có thể khiến em bé khóc nhiều hơn. Điều này là do progesterone sản sinh ra do lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi, và lo lắng khi mang thai có thể gây ra chứng mất ngủ căng thẳng cho bà mẹ, có thể dẫn đến sinh non.

hình ảnh

Điều này không chỉ liên quan đến cơ thể của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của em bé sau sinh, dưới đây là danh sách những tác động tiêu cực của tình trạng mất kiểm soát cảm xúc khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ cùng tham khảo nhé.

1. Trẻ kém thông minh

Đừng quên rằng mọi phương pháp thai giáo sẽ trở nên vô nghĩa nếu mẹ bầu thường xuyên cáu gắt thì vẫn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ và khả năng tập trung.

2. Gia tăng nguy cơ mắc chứng tăng động

Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine, hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm cho mẹ trở nên bồn chồn, kích động.

3. Trẻ dễ mắc chứng rối loạn hành vi

Nhiều thống kê đã khẳng định mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý trong tam cá nguyệt cuối cùng thường có nguy cơ sinh con bị rối loạn hành vi cao gấp 2 lần so với bình thường.

4. Hình thành  tính cách của trẻ

Các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng tâm trạng của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai có ảnh hưởng rất lớn đối với tính cách của trẻ sau khi sinh.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn hình: sfatulmamicilor

5. Thiếu oxy máu

 Mẹ mang thai bị stress dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, ảnh hưởng tới các thành tố hóa học của máu và dinh dưỡng thai nhi có thể gây ra các dị tật ở thai nhi.

6. Chậm nói

Nghiên cứu trên những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, các nhà khoa học thấy có mối liên quan với mẹ khi mang thai. Ước tính có khoảng 15% trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là do mẹ bị rối loạn tâm trạng trong thai kỳ. 

Một vài phương pháp giải tỏa lo lắng khi mang thai để con chào đời vui khỏe, bình an.

- Là người bạn tâm giao nhất của mẹ bầu, người chồng nên quan tâm đến tâm trạng của vợ, dành nhiều thời gian hơn cho cô ấy, đồng thời cũng có thể xoa bóp cho vợ bớt mệt mỏi để tăng thêm tình cảm vợ chồng.

-  Mẹ bầu nên trao đổi, trò chuyện với những người bạn có năng lượng tích cực, học hỏi ở họ cách thai giáo và chăm con sau sinh để luôn cảm thấy tràn đầy sự lạc quan, yêu đời.

hình ảnh

- Tìm người chia sẻ khi có suy nghĩ tiêu cực, tránh một mình suy diễn nhiều vấn đề, khi gặp chuyện gì đó hiểu lầm hay thắc mắc nên trao đổi thẳng thắn.

- Cuối cùng đừng quên rằng chỉ khi những mẹ bầu thực sự vui vẻ và hạnh phúc thì đứa trẻ mới luôn hạnh phúc và thông minh, khỏe mạnh.