Thai nhi 7 tuần tuổi đã làm quen trong tử cung của mẹ, đồng thời cũng phát ra những tín hiệu về sự phát triển cũng như liên hệ với mẹ. Trong giai đoạn này, bé không ngừng phát triển về cơ thể, hoàn thiện hệ thống thần kinh, các cơ quan quan trọng. Do đó, mẹ cần phải nắm vững những dấu hiệu và lưu ý khi mang thai 7 tuần tuổi.

>>> Có thể bạn quan tâm:

thai nhi 7 tuần tuổi

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 7 Tuần Tuổi

Bước sang tuần thai thứ 7, mẹ đã không còn “lạ lẫm” với sự hiện diện của bé trong bụng mình nữa. Lúc này, cơ thể bé đã gần như hoàn thiện hoàn toàn và có hình thái rõ rệt nhất. Các ngón tay, ngón chân bắt đầu được phân tách, gắn với nhau bởi lớp màng. Phần xương đuôi cũng dần rút ngắn lại và biến mất trong tuần tới.

Hệ thần kinh cũng phát triển đến đỉnh nhờ sự phân hóa của các tế bào thần kinh. Chúng liên kết với nhau và được gọi là hệ thần kinh sơ khai. Các cơ quan nội tạng cũng hoàn thiện chức năng nhanh chóng. Giai đoạn này bé đã có mí mắt. Ống thở kéo dài từ họng đến phổi cũng hình thành.

Thai nhi 7 tuần tuổi đã bắt đầu có màu mắt. Lưỡi và chân răng cũng xuất hiện. Tuy nhiên, thời gian này, bộ phận sinh dục vẫn chưa được hoàn thiện nên mẹ không thể xác định được giới tính của bé. Do đó, siêu âm khi mang thai 7 tuần tuổi chưa biết được trẻ là nam hay nữ.

sự phát triển của thai 7 tuần

Nhịp Tim Thai 7 Tuần Tuổi Là Bao Nhiêu?

Hệ thống tim của bé ở 7 tuần tuổi đã phân hóa thành buồng trái và buồng phải. Thậm chí, việc siêu âm đã có thể giúp bạn nhìn thấy những điểm sáng, thể hiện sự co đập tim của bé. Các bác sĩ cung cấp thông tin rằng, nhịp tim của bé trong 7 tuần tuổi là 90 - 110 nhịp/phút và tăng mỗi ngày.

tim thai tuần 7

Thay Đổi Của Mẹ Ở 7 Tuần Tuổi

Thời gian mang thai 7 tuần tuổi vẫn còn quá sớm để có thể thấy được những thay đổi khác biệt ở bụng của mẹ. Lúc này, mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được tử cung của mình đã nới rộng ra. Bụng bầu vẫn được “che giấu” và phải đến tuần thứ 12, bụng mới nhô ra.

Ngực của mẹ tiếp tục phát triển với những mạch máu căng lên. Bầu vú thâm và có xuất hiện những nốt Montgomery giúp cho hai bầu vú sẵn sàng tiết sữa. Quần áo của mẹ dần chật đi và mẹ cũng cảm thấy sự tăng lên ở cân nặng của mình.

Dịch âm đạo cũng tiết nhiều hơn trước. Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu bình thường. Nếu mẹ cảm thấy dịch âm đạo có mùi khó chịu, có màu bất thường hoặc âm đạo đau, rát, mẹ nên tìm bác sĩ để khám ngay.

Hormone nội tiết tố tiếp tục “làm loạn” khi mẹ xuất hiện các triệu chứng như mọc mụn, thay đổi cảm xúc, rối loạn vị giác, chán ăn, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón,v.v..

mẹ bầu 7 tuần

Mẹ Bầu 7 Tuần Tuổi Nên Làm Gì?

Mẹ bầu đã không còn lạ lẫm với những thay đổi trong cuộc sống thường nhật khi mang thai. Do đó, những thói quen từ tuần thai thứ nhất đến giờ vẫn nên giữ nguyên. Một số việc mẹ nên làm khi mang thai tuần thứ 7 như sau:

  • Nên đi bộ để giảm cảm giác mệt mỏi, tê chân do mạch máu khó lưu thông.
  • Tạo không gian nghỉ ngơi thoải mái.
  • Ăn đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, sữa, vitamin và các chất xơ.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bổ sung đầy đủ acid folic, sắt, kẽm, canxi.
  • Tránh những thức ăn có chứa nhiều thủy ngân.
  • Tránh xa khói thuốc lá.
  • Không sử dụng chất kích thích.
  • Tham gia các lớp tư vấn mẹ bầu.
  • Khám thai định kỳ.
thai 7 tuần nên ăn gì

Mang Thai 7 Tuần Có Quan Hệ Được Không?

Nhiều người lo lắng rằng việc quan hệ khi mang thai 7 tuần có thể ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, chuyên gia tư vấn, việc quan hệ vẫn diễn ra bình thường. Nếu bố và mẹ quan hệ đúng cách, các tư thế quan hệ an toàn thì thai nhi vẫn phát triển bình thường.

thai 7 tuần quan hệ được không

Thai 7 Tuần Tuổi Có Phá Được Không?

Nhiều người rơi vào hoàn cảnh mang thai 7 tuần tuổi nhưng phải đưa ra quyết định phá thai. Các chuyên gia chỉ định, phá thai 7 tuần tuổi có hai cách là bằng thuốc và hút chân không. Tuy nhiên, mẹ vẫn chịu một số ảnh hưởng từ việc phá thai đến việc mang thai sau này. Nếu không phải tình huống “bất khả kháng”, mẹ không nên phá thai.

thai 7 tuần phá được không

Tổng Kết

Thai nhi 7 tuần tuổi đã có được hình thái cơ thể gần như hoàn chỉnh và bắt đầu phát triển bộ phận sinh dục trong những tuần tiếp theo. Mẹ nên chú ý giữ gìn sức khỏe để bé có được không gian phát triển tốt nhất nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để được chia sẻ kiến thức mang thai và sinh sản hay nhất.

Bài viết thuộc tác giả VanHoaNet - thành viên Cong dong Phu nu lon nhat Viet Nam! Nếu bạn sử dụng bài viết cho mục đích cá nhân, vui lòng ghi rõ! Xin cảm ơn!