Sau hàng loạt thay đổi trên cơ thể mẹ trong tuần đầu tiên mang thai, mẹ đã bước sang tuần kế tiếp với những dấu hiệu mang thai 2 tuần khác biệt. Điều này khiến cho cơ thể mẹ không ngừng thay đổi và thích ứng. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa thực sự xác định mình có bầu. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những dấu hiệu mang thai tuần 2 và những lưu ý mẹ cần biết trong giai đoạn này.

>>> Có thể bạn quan tâm:

dấu hiệu mang thai 2 tuần

8 Dấu Hiệu Nhận Biết Có Thai 2 Tuần

Theo các y bác sĩ, chuyên gia khoa sản tư vấn, dấu hiệu nhận biết có thai 2 tuần so với tuần thứ nhất không có nhiều thay đổi. Những thay đổi trên cơ thể người mẹ khi mang thai 2 tuần như sau:

1. Nhiệt độ cơ thể tăng

nhiệt độ cơ thể tăng

Ngay khi trứng được thụ tinh ở trong tuần thứ nhất, cơ thể mẹ đã bắt đầu nhạy cảm với nhiệt độ môi trường xung quanh. Bước sang thai kỳ tuần 2, cơ thể tiếp tục tiết ra càng nhiều hormone progesterone, khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng lên đến 37,5 độ.

2. Kích thước vòng một tăng

kích thước vòng 1 tăng

Các hormone thai kỳ hCG tăng cao, kích thích tuyến sữa phát triển khiến cho ngực của bạn trở nên đau, nhức, thậm chí là buốt. Tình trạng này sẽ còn tiếp tục cho đến hết thai kỳ tuần thứ 4.

3. Luôn cảm thấy mệt mỏi

luôn cảm thấy mệt mỏi

Trứng làm tổ tại tử cung, bắt đầu cần dinh dưỡng để phát triển và hình thành cơ thể thai nhi. Điều này đồng nghĩa với những dưỡng chất trong cơ thể mẹ sẽ được tập trung để nuôi dưỡng trứng, khiến mẹ luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi vì thiếu chất, thậm chí ngất xỉu.

4. Buồn nôn

buồn nôn

Tình trạng mẹ cảm thấy buồn nôn vẫn tiếp tục sau thai kỳ tuần thứ nhất. Trên thực tế, tình trạng này xuất hiện trong ba tháng đầu thai kỳ. Mẹ sẽ cảm thấy nôn nao, chán ăn, mệt mỏi, đặc biệt nôn khan vào buổi sáng vô cùng khó chịu.

5. Đau đầu

đau đầu

Không chỉ các dưỡng chất mà lượng máu trong cơ thể mẹ cũng được tập trung để nuôi dưỡng trứng thụ tinh. Do đó, lượng máu lên não không đầy đủ khiến mẹ chóng mặt, nhức đầu. Thêm vào đó, hormone progesterone tăng cao tác động đến một số vùng cảm xúc ở não bộ khiến bộ não xử lý thông tin không kịp thời, dẫn đến đau nhức.

6. Ra máu báo thai

ra máu báo thai

Nếu hiện tượng tử cung ra chất nhầy trong tuần thứ nhất có thể nhầm lẫn với máu kinh thì sang đến tuần thứ 2, chị em đã có thể khẳng định đây là máu báo thai. Nó có màu nâu, đỏ hoặc hồng. Tuy nhiên, nếu nó chuyển sang màu khác (trắng hoặc vàng) thì đây là bệnh lý nghiêm trọng. Chị em nên đi khám phụ khoa ngay nhé!

7. Trễ kinh

trễ kinh

Nếu đến kỳ kinh nguyệt mà bạn vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì, thậm chí trễ 1 tuần, nửa tháng thì nên thực hiện các biện pháp thử thai ngay. Đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất mà các chị em vẫn áp dụng.

8. Thử thai hai vạch

thử thai 2 vạch

Khi chị em dùng đến biện pháp “áp đáy hòm” để xác định mình có mang thai hay không, việc thử thai ra hai vạch chính là bằng chứng tốt nhất. Tuy nhiên, chị em nên chắc chắn que thử thai đó chính xác, vẫn còn hạn sử dụng nhé!

>>> Xem thêm: Uống Thuốc Cảm Khi Mang Thai 2 Tuần Có Sao Không?

Thai Nhi Tuần 2 Phát Triển Như Thế Nào?

Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 2 trải qua những bước sau:

  • Trứng được thụ tinh “yên ổn” khi làm tổ thành công tại tử cung.
  • Sự gia tăng hormone estrogen và progesterone khiến niêm mạc tử cung dày lên, bảo vệ trứng được an toàn.
  • Lúc này, kích thước của thai nhi chỉ bằng hạt chia và chưa hình thành hình dáng cụ thể.
  • Tinh trùng và trứng tiến hành phân chia nhân, kết hợp với nhau để quyết định giới tính của thai nhi sau này.

Đây cũng là giai đoạn mẹ cần chuẩn bị đầy đủ, tích cực cho việc mang thai được thuận lợi nhất.

sự phát triển thai 2 tuần

Mẹ Bầu Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Những tuần đầu tiên khi biết tin mình mang thai cũng là lúc mẹ bầu cần chuẩn bị đồ đạc, sắp xếp mọi thứ để có kỳ mang thai an toàn và tốt nhất.

Giữ tinh thần thoải mái

thai 2 tuần cần chuẩn bị gì

Sự gia tăng hormone khiến tâm trạng của mẹ thay đổi thất thường. Nếu mẹ không tạo không gian thoải mái, giảm stress sẽ khiến rối loạn hormone và ảnh hưởng đến quá trình “làm tổ” của trứng tại tử cung. Mẹ có thể làm một số điều mình thích như đi bộ, đọc sách, nghe nhạc hay tập yoga.

Bổ sung Vitamin

hình ảnh

Bổ sung đầy đủ Vitamin trong thời gian đầu của thai kỳ sẽ giúp thai nhi có một cơ sở vững chắc để vượt cạn ở tuần cuối thai kỳ. Đặc biệt, mẹ cần bổ sung đầy đủ acid folic (có trong rau xanh, bánh mì, đậu, ngũ cốc,v.v..) giúp thai nhi ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như dị tật tim bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh. Đồng thời, acid folic cũng ngăn ngừa sinh non.

Cân nhắc sử dụng thuốc

hình ảnh

Nếu mẹ đang sử dụng thuốc mà biết tin mình mang thai, mẹ nên xin ý kiến chỉ thị của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cũng không nên tự ý dùng các loại thuốc khi hiểu lầm các dấu hiệu mang thai là triệu chứng bệnh lý thông thường. Điều này rất nguy hiểm vì bạn có thể bị sảy thai ngoài ý muốn nếu sử dụng thuốc có chứa thành phần không thích hợp.

Ngừng sử dụng chất kích thích

hình ảnh

Các chất kích thích có trong rượu, thuốc lá, cafe, nước ngọt có ga,v.v.. đều không tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Nếu mẹ có những thói quen này, hãy dừng lại ngay trước khi quá muộn!

Có chế độ nghỉ ngơi thích hợp

hình ảnh

Với những mẹ thường xuyên bận rộn với công việc thì không có nhiều thời giờ cho việc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi biết tin mình mang thai, mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho bản thân mình. Chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ được tập trung nuôi dưỡng thai nhi, do đó nếu mẹ làm việc quá sức sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, thậm chí thiếu hụt nguồn dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

Khám thai định kỳ

hình ảnh

Khi mẹ đã bước sang thai kỳ tuần 2, mẹ cũng nên sắp xếp cho mình lịch khám thai theo định kỳ để có được tư vấn tốt nhất của bác sĩ. Điều này giúp mẹ chuẩn bị được điều kiện hoàn hảo cho thai nhi phát triển cũng như biết được tình trạng của cơ thể để phòng ngừa những tình huống không mong muốn.

Tổng Kết

Dấu hiệu mang thai tuần 2 khá dễ nhầm với các bệnh thông thường, do đó mẹ nên kết hợp nhiều dấu hiệu để có được phán đoán chính xác nhất. Thử thai là phương pháp hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Theo dõi các bài viết tiếp theo để được chia sẻ kiến thức mang thai và sinh sản hay nhất!

Bài viết thuộc tác giả VanHoaNet - thành viên Cong dong Phu nu Lon nhat Viet Nam! Nếu bạn sử dụng bài viết cho mục đích cá nhân, vui lòng ghi rõ! Xin cảm ơn!