Mẹ cảm thấy cơ thể mình có chút khác lạ và nghi ngờ mình có dấu hiệu mang thai 1 tuần? Mẹ lo lắng và không biết nên làm gì tiếp theo? Liệu mình đã sẵn sàng chào đón bé yêu chào đời hay chưa? Tâm lý chung của hầu hết các bà mẹ trong giai đoạn đầu mang thai đều rất phức tạp, kéo theo nhiều bệnh lý. Dưới đây là những dấu hiệu mang thai tuần 1 cũng như lời khuyên của bác sĩ mà mẹ cần lưu ý.

hình ảnh

20 Dấu Hiệu Mang Thai 1 Tuần

Theo như các bác sĩ khoa sản chia sẻ, thai nhi trong tuần đầu tiên chưa có dấu hiệu rõ ràng về việc hình thành hình dạng hay kích thước nhất định. Thực chất, tuần đầu tiên của thai kỳ chính là tuần nguyệt san của mẹ. Dưới đây là 20 dấu hiệu mang thai tuần 1 mà mẹ cần lưu ý!

1. Ra máu báo thai

hình ảnh

Ra máu báo thai có thể xuất hiện trong tuần đầu mang thai ở một số thai phụ với đặc điểm như: có màu hồng (đỏ hoặc nâu), bị rỉ máu và đau. Quá trình này có thể kéo dài từ 2 - 3 ngày. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có dấu hiệu này.

2. Thay đổi ở vùng ngực

hình ảnh

Thay đổi dễ dàng nhận ra nhất trong tuần đầu thai kỳ chính là ở vùng ngực. Lúc này, mẹ sẽ thấy vùng ngực đau, sưng; núm vú sẫm màu và nhô ra do nồng độ hormone hCG tăng cao. Sau 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ tự điều chỉnh nội tiết tố khiến triệu chứng này giảm dần.

3. Đi tiểu nhiều lần

hình ảnh

Cũng do sự thay đổi của hormone hCG nên áp lực ở bàng quang tăng cao khiến mẹ đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phân biệt với việc bị bệnh “tiểu tiện nhiều lần” nhé.

4. Chuột rút

hình ảnh

Ở tuần đầu thai kỳ, trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển về phía tử cung để “làm tổ”. Điều này gây ra hiện tượng tương tự với chuột rút khiến nhiều chị em tưởng nhầm do mình quá mệt mỏi.

5. Buồn nôn

hình ảnh

Hầu hết mẹ bầu vừa mới mang thai đều có cảm giác buồn nôn. Triệu chứng này còn được gọi là “thai nghén”, là dấu hiệu dễ dàng nhận biết mang thai. Một số mẹ có thể buồn nôn kéo dài đến cuối thai kỳ.

6. Mệt mỏi

hình ảnh

Khi trứng được thụ tinh thành công, hàm lượng progesterone (chất duy trì nội tiết tố thai kỳ) tăng đột ngột mang đến cảm giác mệt mỏi cho mẹ bầu, thậm chí là kiệt sức.

7. Đầy hơi

hình ảnh

Sự gia tăng đột biến hàm lượng progesterone khiến cho các cơ, bao gồm các cơ ruột phát triển hơn. Chúng vận động trở nên khó khăn và lười biếng hơn. Điều này khiến thức ăn trong dạ dày không được “giải quyết”, quá trình tiêu hoá chậm lại dẫn đến tình trạng đầy hơi.

8. Đau lưng

hình ảnh

Nếu bạn không vận động mạnh hay mang vác vật nặng mà đột nhiên đau lưng, hãy suy tính đến dấu hiệu mang thai. Lúc này, các cơ bắt đầu nới lỏng ra, chuẩn bị cho việc sinh nở. Do đó, mẹ sẽ cảm thấy đau lưng. Dấu hiệu này có thể tăng lên đến cuối thai kỳ do trọng lượng của thai nhi liên tục tăng lên.

9. Nướu sưng và đau

hình ảnh

Khi cơ thể của mẹ bắt đầu có sinh linh mới, lượng máu và các dưỡng chất được rút về tập trung để nuôi dưỡng và phát triển. Điều này khiến cho mẹ dễ bị sưng các mô, bao gồm cả nướu.

10. Cổ tử cung ẩm và ướt

hình ảnh

Trong quá trình thụ tinh, chất nhầy ở cổ tử cung tiết ra giúp quá trình này được thuận lợi hơn. Nếu tinh trùng không gặp trứng, chất nhầy sẽ khô lại sau 24 giờ. Vì vậy, nếu vùng tử cung của bạn liên tục ẩm ướt nghĩa là quá trình thụ tinh đang diễn ra thuận lợi và bạn đã bắt đầu mang thai tuần đầu tiên.

11. Chóng mặt

hình ảnh

Khi bạn bắt đầu mang thai, nội tiết tố cũng tăng cao khiến cho các mạch máu giãn ra. Lượng máu lưu thông sẽ gây ra áp suất lên thành mạch máu nhỏ đi (huyết áp thấp) khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra, sự thiếu hụt lượng đường trong cơ thể ở thai tuần 1 cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu chóng mặt.

12. Rối loạn vị giác

hình ảnh

Nồng độ Estrogen tăng cao khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến vị giác của mẹ, tạo ra cảm giác rối loạn vị giác sau khi ăn. Cảm giác này khiến mẹ bầu rất khó chịu và phải tìm những đồ ăn vặt có hương vị “mạnh” để át đi.

13. Nhạy cảm với nhiệt độ

hình ảnh

Cũng do sự thay đổi của nội tiết tố khiến các tế bào trở nên nhạy cảm hơn. Mẹ sẽ cảm ứng nhiệt độ môi trường xung quanh nhạy bén hơn. Thông thường, mẹ bầu sẽ cảm thấy rất nóng bức ngay sau khi thức dậy nửa giờ đồng hồ.

14. Liên tục tiết nước bọt

hình ảnh

Sự tiêu hoá chậm ở dạ dày khiến mẹ ợ nóng, làm cho dịch dạ dày trào ngược. Do đó, khoang miệng liên tục tiết nước bọt để làm dịu vị chua của axit. Đây là triệu chứng mà đa số mẹ bầu thường gặp phải.

15. Táo bón

hình ảnh

Cũng do sự tiêu hoá chậm khiến cho thức ăn thừa “tồn đọng” ngày một nhiều hơn. Khi đến một mức độ nhất định, cơ thể mẹ trở nên khó chịu và dẫn đến hiện tượng táo bón. Mẹ bầu cần lưu ý ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước để tiêu hoá được diễn ra thuận lợi hơn.

16. Tăng cân

hình ảnh

Khi các dưỡng chất bị rút ra để nuôi dưỡng phôi thai, cơ thể mẹ trở nên thiếu chất trầm trọng. Do đó, mẹ cảm thấy thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Sự bổ sung dưỡng chất liên tục làm cho mẹ tăng cân bất thường trong thời gian ngắn.

17. Khó thở

hình ảnh

Để nuôi dưỡng phôi thai, không chỉ các dưỡng chất mà liều lượng oxy cơ thể mẹ cần để duy trì cũng cần nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ thể mẹ không thể ngay lập tức hấp thu lượng lớn oxy. Do đó, mẹ sẽ cảm thấy khó thở, thậm chí là hụt hơi do lượng oxy thiếu hụt.

18. Tăng nhịp tim

hình ảnh

Khi mẹ cảm thấy khó thở, tim cũng đập nhanh hơn để kích thích đẩy máu đến các bộ phận. Điều này khiến cho nhịp tim tăng cao. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý phân biệt với các bệnh về tim thông thường. Mẹ nên khám bác sĩ nếu như có các triệu chứng này nhé.

19. Xuất hiện rôm, sảy

hình ảnh

Nhiệt độ cơ thể tăng cao làm cho lượng nước thoát ly không kịp qua các lỗ chân lông. Dần dần, lượng nước này tích tụ dưới da và làm xuất hiện rôm, sảy.

20. Tâm trạng thất thường

hình ảnh

Sự thay đổi liên tục và bất ngờ từ nhiều dấu hiệu trên cơ thể mẹ trong tuần thai đầu tiên sẽ khiến mẹ cảm thấy bực tức và khó chịu. Không chỉ vậy, sự thay đổi của nội tiết tố cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não, khiến mẹ có nhiều cảm xúc không ổn định.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 1 Tuần Tuổi

Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên cũng có thể là triệu chứng của các bệnh thường gặp. Do đó, thai nhi ở 1 tuần tuổi không có nhiều dấu hiệu rõ rệt. Hình dáng và kích thước cũng chưa được hình thành do trứng chỉ mới thụ tinh và bắt đầu làm tổ ở thành tử cung.

Quá trình phát triển của thai nhi kéo dài 40 tuần, tuy nhiên ở một số người có thể muộn hơn là 42 tuần. Một số mẹ bầu có dấu hiệu sinh sớm vào tuần 38 hoặc 39, thậm chí là sớm hơn.

hình ảnh

Thụ Thai Diễn Ra Như Thế Nào?

Quá trình thụ thai diễn ra “trong âm thầm” và không có bất kỳ dấu hiệu bên ngoài. Khi trứng tách khỏi buồng trứng và di chuyển đến ống dẫn trứng, tinh trùng sẽ cố gắng chui vào trứng để hoàn tất quá trình thụ tinh.

Trong quá trình này, cổ tử cung sẽ liên tục tiết ra chất nhầy để hỗ trợ tinh trùng chui qua vỏ trứng. Sức sống của tinh trùng rất dẻo dai. Tuy nhiên, chỉ có 1 tinh trùng khoẻ mạnh nhất mới có thể chui qua vỏ trứng. Ngay sau khi trứng được thụ tinh, vỏ trứng sẽ đóng lại và không nhận thêm bất cứ tinh trùng nào.

Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển và làm tổ trong ổ tử cung. Quá trình này sẽ sinh ra một ít máu, gọi là máu báo thai. Máu báo thai thường có màu hồng, đỏ hoặc nâu, kéo dài từ 2 - 3 ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn hiểu lầm đây là máu kinh và không nhận biết được mình đã mang thai.

hình ảnh

Mẹ Bầu Nên Làm Gì Ở Tuần Thai Thứ Nhất?

Do nội tiết tố thay đổi đột ngột trong tuần thai đầu, cơ thể của mẹ không thích nghi kịp dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý. Điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tâm trạng của mẹ nếu như không biết cách ứng phó hợp lý. Vậy mẹ bầu nên làm gì ở thai kỳ tuần 1?

1. Bổ sung vitamin

hình ảnh

Khi cơ thể mẹ đón nhận một sinh linh mới, các dưỡng chất cần thiết trở nên thiếu hụt. Do đó, mẹ cần phải bổ sung lượng lớn chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng bào thai. Vitamin là chất vô cùng quan trọng, đặc biệt là acid folic. Khi mẹ bổ sung khoảng 400 microgram acid folic mỗi ngày, cơ thể của mẹ và bé sẽ giảm được nhiều nguy cơ sau này.

2. Sử dụng thuốc đúng chỉ định

hình ảnh

Nhiều mẹ bầu nhầm lẫn các triệu chứng mang thai với các bệnh lý thường gặp nên quyết định uống thuốc. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu thành phần thuốc không phù hợp. Ngoài ra, nếu mẹ đang uống thuốc mà có thai, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không.

3. Từ bỏ thói quen xấu

hình ảnh

Những thói quen xấu như thức khuya, uống nước ngọt, sử dụng chất kích thích,v.v.. cần phải được dừng lại ngay khi mẹ xác định mình mang thai. Những thói quen này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ và bé, tăng nguy cơ ung thư hay mang thai ngoài tử cung.

4. Bình tĩnh

hình ảnh

Nếu bạn còn quá trẻ và chưa sẵn sàng cho việc mang thai, bạn sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng và sợ hãi. Đây là tình trạng thường gặp đối với nhiều chị em hiện nay do việc quan hệ không có kiểm soát. Điều đầu tiên khi phát hiện mình mang thai, bạn nên bình tĩnh để suy tính. Không nên vội vàng phá thai hay nghĩ quẩn dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

5. Luôn trong trạng thái thư giãn

hình ảnh

Khi đã xác định mình mang thai, mẹ bầu nên chuẩn bị các biện pháp để cơ thể có được sự thoải mái cả về thể chất lẫn tâm trạng. Bởi trong thời điểm này, cơ thể thay đổi khiến bạn khó kiểm soát được hành vi của mình. Hãy làm bất cứ điều gì mà bạn yêu thích để thai nhi có được khởi đầu hoàn hảo.

6. Tham khảo lời khuyên từ bác sĩ

hình ảnh

Mang thai lần đầu thường không có kinh nghiệm. Do đó, mẹ bầu cảm thấy bối rối và cuống quýt vì không biết nên làm gì. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ cũng như chuyên gia sinh sản để biết mình nên làm những gì. Ngoài ra, bạn cũng cần khám thai định kỳ để biết được tình trạng phát triển của thai nhi.

Tổng Kết

Mang thai tuần thứ nhất luôn mang đến nhiều bất ngờ cũng như bất thường ở cơ thể người mẹ. Đây là tin vui của mẹ bầu. Khi biết trong cơ thể mình đang uẩn dưỡng một sinh linh mới, mẹ nên cảm thấy có trách nhiệm hơn về tương lai. Nếu mẹ cảm thấy khó khăn và cần tư vấn về thai kỳ, hãy liên hệ với chúng tôi để được chia sẻ kinh nghiệm hay nhất!

Bài viết thuộc tác giả VanHoaNet - thành viên Cộng đồng Phụ nữ Việt Nam! Nếu bạn sử dụng bài viết cho mục đích cá nhân, vui lòng ghi rõ! Xin cảm ơn!