Câu hỏi đặt ra là các ông bố đi đâu hết rồi sao không họp phụ huynh cho con, toàn thấy các mẹ đi thôi.

Ở nhà các mẹ mỗi lần đi họp phụ huynh cho con thì bố đi hay mẹ đi ạ. Nhà em thì anh rể cứ đùn đầy cho chị em đi suốt thôi. Từ lúc cháu em học mẫu giáo đến giờ là lớp 11 rồi, anh rể em chưa họp phụ huynh lần nào. Có lúc chị em đùa anh rể bảo giờ có khi bố đưa con đi học còn đi nhầm trường.

Có hỏi sao anh chẳng bao giờ đi họp phụ huynh cho con thì anh bảo trong đó toàn các mẹ đi thôi, anh vào lại ngại. Với lại, chị theo sát con học hơn, tỉ mỉ hơn nên để chị đi. Chứ anh đi xong nghe không kỹ, thiếu thông tin gì quan trọng lại khổ.

Ủa đều là bố mẹ, sao cứ đùn đẩy việc theo sát con học tập cho mẹ vậy nhỉ. Nhưng thôi, tính anh rể em ổng vậy, chị gái em đành chịu thôi. Ít ra ổng cũng chăm chỉ làm ăn, mang tiền về nuôi con là mừng rồi.

Nhiều lúc em tự nghĩ không biết từ bao giờ, việc chăm sóc, nuôi dạy con cái cứ đẩy hết sang cho phụ nữ. Trong khi chị em cũng ra ngoài đi làm, tối về vẫn dạy con học, tin nhắn cô giáo cũng phải nhận suốt. Anh rể thỉnh thoảng có dạy con nhưng được dăm phút lại quát ầm lên, thế là thôi.

Nhưng như vậy, liệu các bố có đang quá thiếu sót trong việc nuôi dạy con. Con là con chung, trách nhiệm chia đều cho bố mẹ. Các bố cứ đổ việc đi họp phụ huynh cho con là việc của các mẹ, các mẹ đi tốt hơn. Vậy việc họp phụ huynh là phần của mẹ được xem là lẽ dĩ nhiên. Hay chính các bố chỉ đang tìm cớ thoái thác, vô trách nhiệm với con cái?

Các bố đi đâu hết rồi, sao toàn mẹ đi họp phụ huynh

Em xem trên trang nước ngoài, một cô giáo kể kỳ họp phụ huynh vừa rồi, số ông bố đi họp phụ huynh đếm trên đầu ngón tay. Lớp tổng sĩ số 43 em nhưng chỉ có được 7 ông bố đi họp, còn lại là 36 em được mẹ đi họp cho. Số lượng các mẹ gấp hơn 5 lần các bố luôn.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: hsk-crestar

Chính một phụ huynh cũng đã chia sẻ những lần chị đi họp phụ huynh, cứ đẩy cửa các lớp vào mà xem, tất cả đều là các mẹ, chỉ có vài ông bố. Lời này của chị Giang (tên nhân vật đã thay đổi), ngay lập tức nhận được sự đồng tình của nhiều bà mẹ khác.

Các mẹ thi nhau vào bình luận:

- Lớp con tôi cũng vậy, ít nhất là 90% mẹ đi họp.

- Gia đình chúng tôi còn tuyệt vời hơn, bố nó chỉ biết con đang học lớp 3 mà chẳng biết đang học lớp 3 nào.

Đây không phải là các bà mẹ đang nói quá lên. Giáo viên Li đang dạy tiểu học cũng kể lớp chị có 43 học sinh. Kết quả là 36 người mẹ đi họp, chỉ có 7 ông bố đến tham dự.

Các ông bố đâu? Câu hỏi này có thể trả lời bằng nhiều lý do. Ví dụ như bố bận đi làm rồi, bố bận công tác, bố ngại đến, bố không quen đi họp… Vấn đề khá thú vị là những cuộc họp phụ huynh thường được tổ chức vào cuối tuần. Do đó, trong ngày nghỉ mà hết mấy chục bố trong lớp đều lấy lý do đi làm rồi thì hơi lạ à nha.

Chị Trang cũng thở than y như chị Giang, giờ con đã lên lớp 2 nhưng từ mẫu giáo, các cuộc họp phụ huynh đều một mình chị đi. Chị Đào thì may hơn một chút, bố đi họp phụ huynh đúng một lần. Từ đó về sau, không bao giờ chịu đi nữa. Hay vì vào họp thấy toàn chị em phụ nữ nên các ông ngại thật nhỉ.

Chị Trương cũng bày tỏ rằng thật ra chị rất muốn bố của đứa nhỏ đi họp phụ huynh cho con một lần. Dù sao con lớn lên không thể thiếu sự đồng hành của bố được. Nhưng tiếc là bố đứa nhỏ đi làm xa, tết mới về một lần, muốn đi họp cho con cũng không được.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: sohu

Người trong cuộc là các ông bố cũng lên tiếng. Anh Lưu có đứa con trai năm nay đang học lớp 6. Anh trả lời thẳng thắn là anh thực sự không muốn đi họp phụ huynh cho con trai. Một là vì thời gian họp phụ huynh cứ hay trùng vào thời gian đi công tác của anh.

Hai là bình thường chuyện dạy con học đều do mẹ bọn trẻ phụ trách. Con với mẹ cũng gắn bó hơn nên tốt nhất để mẹ đi họp. Theo anh Lưu, nhà anh xem việc mẹ đi họp phụ huynh cho con là phân công bất thành văn. Đi họp thì mẹ phụ trách, bố phụ trách một số chuyện khác trong nhà.

Mong các bố thấu hiểu con cần bố đồng hành

Các giáo viên cho biết thường các mẹ sẽ là người đi họp phụ huynh cho con. Số lượng bố đi họp phụ huynh đã rất ít, còn xảy ra sự cố. Cô giáo Li kể có lần một ông bố đến họp phụ huynh, ngồi được 10 phút nhưng vẫn chưa nghe đến tên con. Cuối cùng mới phát hiện ra đi họp nhầm lớp, con học ở lớp kế bên.

Trước đó, Viện Khoa học Giáo dục xứ Trung cũng có thực hiện một nghiên cứu tình trạng giáo dục gia đình học sinh tiểu học. Kết quả hưn 50% gia đình chỉ có một mình mẹ chăm sóc, theo việc học của con. 30% gia đình có bố lẫn mẹ nuôi dạy con và gia đình có bố chịu trách nhiệm giáo dục chính chỉ chiếm 10%.

Cô giáo Li cho rằng dù thấu hiểu cho sự bận rộn nuôi gia đình của các bố nhưng cô cũng hy vọng bố thấu hiểu con cần sự đồng hành của bố. Tình yêu thương trong gia đình của bố và mẹ nên là ngang hàng. Chỉ có như vậy mới tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Hiện còn nhiều gia đình thực hiện quy luật chồng lo việc bên ngoài, vợ lo việc trong nhà. Việc học của con cái một tay mẹ thu vén, chăm lo. Con cái vì vậy thường thiếu sự quan tâm của bố. Việc bố đi họp phụ huynh không phải là hình thức hay kêu gọi công bằng cho các mẹ.

Muốn bố đi họp phụ huynh là vì muốn bố ý thức được trách nhiệm của mình hơn, hiểu con hơn, chăm sóc con và biết được việc học của con. Để đảm bảo rằng con cảm nhận được sự quan tâm từ bố dành cho con.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: sina

Nhiều bố không biết khi bố dành thời gian ở cùng con nhiều hơn, trẻ sẽ nhận được rất nhiều lợi ích mà mẹ không thể thay thế bố được. Những đứa con có sự gắn bó với bố, được bố tạo cảm giác an toàn thường kết quả học tập tốt hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những ông bố thường xuyên chơi cùng con thì con sẽ thường giỏi về toán, đọc. Những đứa trẻ lúc nhỏ được bố kề cận quan tâm, lớn lên sẽ ít nguy cơ mắc trầm cảm hơn.

Con cái có được sự quan tâm của bố sẽ có thể phát triển lòng tự trọng, sự mạnh mẽ và quan điểm sống tích cực hơn. Kỹ năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ thường phát triển theo chiều hướng tốt nếu thường tương tác với bố.

Bố có khả năng tư duy logic mạnh mẽ và có thể trau dồi tư duy lý trí cho trẻ. Để trẻ ở với bố nhiều hơn cũng có thể trau dồi khả năng tự chăm sóc bản thân và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ.

Trong những gia đình vắng bố lâu ngày, chỉ có mình mẹ, con cái sẽ khó hình thành nhận thức giới tính một cách đầy đủ. Nếu bố gần gũi con thì có thể khiến các bé trai có nhận thức mạnh mẽ hơn về ý thức giới tính, nam tính hơn. Con gái cũng sẽ nhìn vào bố và có những suy nghĩ về phái còn lại, tạo nền tảng lựa chọn bạn đời về sau.

Ai đi họp phụ huynh không quan trọng, quan trọng là tình thương bố mẹ

Nói đi nói lại không biết các bố đã hiểu ra vấn đề chưa ạ? Tức là không phải dẫn ra sự việc lớp 43 em mà chỉ có 7 ông bố đi họp để trách móc gì các bố. Mà là thông qua câu chuyện, muốn các bố ý thức hơn về trách nhiệm của mình trong gia đình.

Còn việc đi họp phụ huynh cho con, là bố hay mẹ không quan trọng, miễn đó là lựa chọn tốt nhất. Quan trọng với con không phải là bố hay mẹ đi họp phụ huynh, mà là sự quan tâm, tình yêu thương từ cả bố và mẹ. Đi họp phụ huynh mang tính xây dựng cho việc học của con. Còn bố mẹ yêu thương con là xây dựng cả một cuộc đời con, sự phát triển những năm quan trọng của con.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: sina

Dạo gần đây, người ta nói rất nhiều về kiểu nuôi dạy con “góa bụa”, tức là vắng bóng người bố trong gia đình. Sự thiếu sót của người bố, ít gần gũi, chăm sóc con cái của các bố không chỉ gia đình, nhà trường mà cả xã hội cũng quan tâm.

Chắc các bố sẽ nói vì sao mình ra ngoài làm việc cực khổ, tất cả cũng vì vợ con mà sao chỉ vì không đi họp phụ huynh, vắng nhà nhiều ngày đã vội bị lên án. Đúng là bố đi làm bên ngoài vất vả kiếm tiền về nuôi vợ con, nhưng không thể vì thế mà bỏ mặc con cho mẹ chăm được.

Con cần tiền của bố để đi học, ăn uống, nhưng cũng cần tình thương của bố để phát triển tâm hồn, nhận thức nữa. Đa số ở các gia đình, mẹ vừa phải gánh vác phần dịu dàng, bao dung, còn phải gánh gồng thêm phần răn dạy, nghiêm khắc của bố. Một mình mẹ phải làm tròn vai của hai người, điều đó rất khó.

Có những việc, mẹ không thể nào thay thế bố được. Ví dụ làm một kiểu mẫu đàn ông cho con trai noi theo, chắc chắn mẹ không thể làm được. Để trẻ có thể lớn lên là một con người hoàn thiện, không thể thiếu bố hoặc mẹ, con cần cả hai.

Trong giáo dục con cái, người mẹ nên chăm sóc con bằng tình yêu thương, dịu dàng. Người bố thì dạy con về sự mạnh mẽ, phóng khoáng, kỷ luật. Tình thương và kỷ luật phải có đủ thì con mới khôn lớn được. Suy cho cùng, bố mẹ ai đi họp phụ huynh không quan trọng.

Quan trọng là bố mẹ cần phân chia đều, cùng nhau chia sẻ việc nuôi dạy con cái. Trong gia đình, sự hiện diện cả bố lẫn mẹ là vô cùng cần thiết. Nếu các bố nói mình bận ra ngoài làm việc để nuôi con. Vậy điều đó còn có ý nghĩa gì nữa khi bố cứ mãi ra ngoài, con ở nhà dần mất đi sự an toàn, gắn bó với bố, hư hỏng lúc nào không hay.