Kỳ diệu lần đầu tiên một phụ nữ vẫn sinh được con sau mắc K.

Nói đến ung thư, nhiều người vẫn coi đó là một cánh cửa đang dần khép lại. Với người phụ nữ ở độ tuổi sinh nở thì bị K bộ phận sinh sản cũng đồng nghĩa với việc có thể không được thực hiện thiên chức làm mẹ.

Vậy nhưng cuộc sống vẫn có những thứ luôn khiến ta bất ngờ. Mới đây, em đọc trên báo về một trường hợp vô cùng hy hữu, thậm chí là khó tin luôn đó các mẹ. Phép màu đã xảy khi khi một phụ nữ mắc bệnh K cổ tử cung được phẫu thuật điều trị bằng phương pháp không cắt tận gốc, sau đó vẫn mang thai, sinh con được. Hiện cháu bé khỏe mạnh bình thường. Thông tin này này chắc chắn sẽ mở ra hy vọng cho nhiều người phụ nữ trẻ trong hoàn cảnh tương tự. Chia sẻ cho các mẹ tin vui để ngày đầu tuần tràn trền năng lượng tích cực nè.

hình ảnh

Em bé chào đời ở tuần 35 (Ảnh CLXH)

Em đọc trên Tuổi Trẻ Online thì bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại Phụ Khoa, Bệnh viện Ung bướu cho biết cách đây 2 năm, chị N.T.T.T., 39 tuổi, ngụ ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM được các bác sĩ phát hiện mắc K. cổ t.ử cung. Chị T. đã có hai con nhưng vẫn mong muốn sinh thêm nên chọn cách bảo tồn sinh sản. Khi đó, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã triển khai phương pháp điều trị mới là không tử cung tận gốc để những người phụ nữ trẻ, mong muốn sinh con vẫn có thể sinh con. Khi bác sĩ tư vấn, chị T. đã chọn ngay phương pháp mới này để nuôi hy vọng có thể sinh thêm một đứa con dù chị T. đã có một bé gái và một bé trai. Chị cho biết ai cũng nghĩ người chưa từng có con mới mong muốn có con đến vậy. Tuy nhiên, bác sĩ cũng tư vấn những người mắc bệnh, điều trị như chị có tỉ lệ đậu thai thấp. Chị T. không hy vọng quá nhiều nhưng nếu có thêm một đứa con nữa gia đình sẽ rất vui, bất cứ người phụ nữ yêu trẻ nào cũng mong muốn hoàn thiện khả năng làm mẹ của mình. Chị cho biết:

"Tôi không hy vọng quá nhiều nhưng tôi biết nếu có thêm một đứa con nữa gia đình tôi sẽ rất vui"

hình ảnh

Nửa năm sau khi phẫu thuật, người phụ nữ 37 tuổi mang thai tự nhiên và sinh bé trai nặng 2,1 kg. (Ảnh VNN)

Chỉ sau sáu tháng được phẫu thuật bảo tồn cổ t.ử cung, chị T. đã mang thai tự nhiên. Chị đến phòng mạch của bác sĩ quen, từng chăm sóc chị trong hai thai kỳ trước để khám. Nhưng chỉ nghe chị kể đã điều trị bệnh ung thư cổ tử cung, giờ có thai, bác sĩ không dám nhận theo dõi mà khuyên chị nên đến Bệnh viện Từ Dũ khám theo dõi. Tại Bệnh viện Từ Dũ, các bác sĩ sản khoa cũng đều chưa gặp trường hợp nào đặc biệt như chị. Họ đều đánh giá trường hợp như chị nếu tiếp tục mang thai sẽ khó hơn những người phụ nữ bình thường khác, nguy cơ sẩy thai có thể đến bất cứ lúc nào. Sau khi kể ra hết những khó khăn có thể gặp trong quá trình mang thai, các bác sĩ đã hỏi chị có muốn tiếp tục giữ thai không?

"Thời gian đó, cả gia đình, bạn bè tôi đều khuyên tôi nên bỏ thai vì tôi đã có hai bé, sợ giữ thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tôi vẫn quyết giữ đứa con này. Khi thấy quyết tâm như vậy, bác sĩ nói sẽ làm hết sức để giữ con lại cho tôi", chị T. nhớ lại.

Hành trình cùng thai nhi lớn lên từng ngày trong bụng mẹ vất vả không kể xiết. Trong thời gian chị T. mang thai, nhiều lần thai bị dọa sẩy, bác sĩ phải kê thuốc và chỉ định chị hạn chế đi lại. Đến khi thai lớn, bác sĩ phải đặt giá đỡ nhân tạo trong tử cung để giữ em bé, tránh bị tuột ra ngoài. Những tháng gần sinh, bác sĩ phải đến tận nhà để theo dõi. Nửa năm sau, chị mang thai tự nhiên. Trong thai kỳ, chị trải qua hai lần dọa sinh non, phải đặt thuốc và nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, đặt vòng nâng t.ử cung để phòng sinh non.

Với một người mẹ, hành trình 9 tháng mang thai là hạnh phúc, là chờ mong, với người đã từng bị K., hành trình đó ngoài sự vất vả về thể chất còn là nỗi lo lắng cho con. Đến khi thai nhi được 35 tuần tuổi, chị T. vỡ ối, mổ bắt con. Bé trai kháu khỉnh chào đời nặng 2,1kg vào tháng 4 năm ngoái, khi TP.HCM đang chuẩn bị đón làn sóng cô Vít dữ dội nhất từ trước đến nay. Con trai chị mới ra đời đã bị suy hô hấp, phải thở máy, nằm trong lồng kính. Chỉ năm ngày sau, cả hai mẹ con chị đã được xuất viện. Hiện tại bé trai đã được 14 tháng tuổi, khỏe mạnh, phát triển tốt. Đó cũng là niềm hạnh phúc vô bờ của người làm cha làm mẹ.

hình ảnh

Em bé hiện khỏe mạnh phát triển tốt (Ảnh TTO)

K cổ tử cung là một trong những bệnh lý á.c tính phổ biến nhất ở phụ nữ toàn thế giới. Tại Việt Nam, ung thư cổ t.ử cung là ung thư phụ khoa thường gặp nhất, mỗi năm khoảng hơn 5.000 trường hợp mới mắc và hơn 2.500 ca tử vong. Y văn thế giới ghi nhận vài trăm trường hợp có con sau điều trị. Tỷ lệ sinh con thành công sau phẫu thuật khoảng 50%. Quá trình chăm sóc thai kỳ ở những bệnh nhân này cũng đòi hỏi bác sĩ phải theo dõi kỹ hơn vì nguy cơ sảy thai, sinh non cao.

Chúc mừng gia đình, cuộc sống luôn có những điều kỳ diệu.