Giờ thì hiểu tại sao con đang tỉnh như sáo, tới lớp thấy bạn khóc là con cũng nước mắt ngắn dài, ngán hết sức.

Em để ý thấy thì bọn trẻ con hay có cái kiểu khóc ké, khóc hưởng ứng lắm nha các mẹ. Kiểu tự dưng đang yên lành, thấy bé khác khóc là khóc theo. Mà cái nước khóc dây chuyền này nó lãng xẹt lắm, chẳng biết đâu mà lường. Bố của bé Lê (tên nhân vật thay đổi) cũng một phen ngơ ngác vì lũ trẻ.

Hôm đó bé Lê có bạn 3 tuổi đến nhà chơi, vừa vào nhà thì chú cún chạy chồm ra chào đón nồng nhiệt. Bé gái kia bị bất ngờ, sợ hãi và bật khóc. Ngay lập tức, bé Lê đứng kế bên cũng mếu rồi khóc theo. Bố chẳng hiểu chuyện gì xảy ra luôn, còn bảo ủa khóc bị lây à.

Muốn thấy kiểu khóc bị lây này thì đến nhà trẻ mà xem. Cứ một bé khóc là y như rằng mấy bé xung quanh cũng thút thít. Các nhà khoa học đã giải thích hiện tượng khóc lây này. Họ gọi đó là nhiễm trùng cảm xúc, thường xuất hiện khi bé được 1 tuổi trở lên đó các mẹ.

Khóc có lây à?

Câu hỏi đùa đùa của bố bé Lê lại đúng đó các mẹ, khóc cũng lây, mà hiện tượng khóc lây ở đây là bị tiêm nhiễm cảm xúc lẫn nhau. Với trẻ nhỏ, khóc có nhiều ý nghĩa, buồn bã, sợ hãi và những cảm xúc này có thể lây lan.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: toutiao

Năm 1977, Mertsov, người khởi xướng và chuyên gia về khả năng bắt chước của trẻ sơ sinh, đã thiết kế một thí nghiệm. Ông kiểm tra sự bắt chước trên 12 trẻ sơ sinh từ 16 - 21 ngày tuổi. Thí nghiệm bắt chước cho thấy trẻ sơ sinh từ 2 - 3 tuần tuổi có thể bắt chước các biểu hiện mặt đối mặt của người lớn.

Khả năng bắt chước có liên quan mật thiết đến khoa học thần kinh. Và các tế bào thần kinh phản chiếu trong não là cơ sở cho khả năng bắt chước của con người. Ui là mèn, cái đoạn này em trích lại theo lời giải thích của mấy nhà nghiên cứu. Nó hơi cao siêu và khó hiểu làm em cũng rối rối.

hình ảnh

Thí nghiệm sự bắt chước của trẻ sơ sinh. Ảnh: Netease

Tóm lại, trẻ biết bắt chước theo đúng độ tuổi là trẻ thông minh. Khả năng này hỗ trợ trẻ học các hành vi phức tạp, thành thạo những kỹ năng nâng cao khi lớn hơn.

Bên cạnh hành vi bắt chước, bé còn có khả năng bẩm sinh là kỹ năng đọc suy nghĩ. Nhà nghiên cứu Mertsov cho rằng các tế bào thần kinh phản chiếu kích hoạt khi nhìn thấy biểu hiện của người khác hoặc trạng thái cảm xúc đã trải qua. Từ đó nảy sinh hiện tượng đồng cảm, hiểu được cảm xúc của người khác. Bé thấy người khác cười vui thì sẽ cười theo. Bé thấy người ta buồn sẽ buồn.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: sina

Nhiễm trùng cảm xúc, khóc là cách giao tiếp giữa các em bé

Các nhà khoa học còn chỉ ra trẻ sơ sinh khoảng 1 tuổi đã có thể đọc được tâm trạng của mẹ, gọi là hiện tượng “nhiễm trùng cảm xúc”. Tương tự như vậy, khi nghe những đứa trẻ khác khóc, bé sẽ bị cảm xúc lây nhiễm. Tự nhiên con thấy buồn và khóc theo, như một sự hưởng ứng.

Cái này mới đặc biệt nè các mẹ, con khóc cùng bạn là một cách xoa dịu, an ủi đó. Đầu tiên, khi thấy một trẻ khóc, các trẻ khác sẽ quan tâm, đến gần một cách tự nhiên. Một số trẻ còn cố gắng xoa dịu bằng cách chạm vào trẻ đang khóc. Một khi trẻ kia khóc không dứt, bầu không khí trở nên căng thẳng. Lúc này tất cả các trẻ lần lượt khóc theo.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: QQ

Đối với trẻ nhỏ, điều này có thể nhanh chóng thu hút những người lớn xung quanh đến để giúp đỡ, và cũng có thể cảnh báo nhiều trẻ em phải cảnh giác hơn. Tiếng khóc chính là cách con thể hiện cảm xúc và giao tiếp xã hội. Ghê chưa, mới vài tháng tuổi đã biết cách đồng cảm, khóc lây rồi.

Tuy nhiên khóc lây cũng có điều kiện nha các mẹ. Trẻ thường chỉ khóc cùng với các bạn cùng tuổi thôi. Trẻ sơ sinh có thể phân biệt âm thanh nào là tiếng khóc của bạn cùng tuổi, tiếng khóc của trẻ lớn hơn và tiếng khóc của chính mình. Trong số đó, tiếng khóc của trẻ cùng tuổi khiến trẻ cảm thấy lo lắng, dễ quấy khóc hơn.

Các thí nghiệm đã chỉ ra những đứa trẻ nhạy cảm và hay khóc có thể đồng cảm hơn và thấu hiểu người khác hơn. Khi trẻ khóc hưởng ứng dây chuyền, cha mẹ có thể bế trẻ, dỗ dành trẻ, mang lại cho trẻ cảm giác an toàn thì con không khóc nữa.

Thông tin tham khảo Netease