Các mẹ ơi, em vừa đọc được thông tin trên báo nói rằng là chúng ta hoàn toàn có thể dự báo về sự ‘ra đi’ của bản thân thông qua một bộ phận trên cơ thể đấy. Nghe lạ các mẹ nhỉ, vì trước giờ mình hay thấy các cụ bảo là ‘trời kêu ai người nấy dạ’. Tức là đến lượt ai thì người đó phải ‘đi’ thôi chứ không nghĩ đến cái này mà cơ thể cũng đưa ra cảnh báo được.

Thông tin cụ thể, mình để ở bên dưới để các mẹ cùng theo dõi nha.

Mất khứu giác là dấu hiệu cảnh báo cơ thể sắp tới chặng đường cuối cùng của cuộc đời

Mất khứu giác là dấu hiệu cảnh báo cơ thể sắp tới chặng đường cuối cùng của cuộc đời. Ảnh minh họa, nguồn: CNA

Một bộ phận của cơ thể có khả năng dự báo về sự ‘ra đi’ của chúng ta trong 5 năm tới

Theo đó, vào năm 1987, các hầm lò than ở Anh đã sử dụng chim hoàng yến để làm lính canh cảnh báo cho thợ mỏ về sự hiện hữu của khí độc. Loại chim này đặc biệt nhạy cảm với khí đ.ộc hơn con người. Do đó, chúng ta có thể nhận biết được sự nguy hiểm trước khi lượng khí đạt tới mức gây hại cho con người. Nhờ đó, người thợ mỏ có thời gian để sơ tán và tránh bị ngạt.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí PLOS ONE cho biết: Khứu giác của con người chính là ‘con chim hoàng yến’ cảnh báo tình trạng sức khỏe. Nghiên cứu này cho thấy, việc mấy khứu giác dự báo mạnh mẽ về sự ‘ra đi’ trong vòng 5 năm. Nghĩa là, mũi của bạn có thể biết khi nào bạn ‘trở về với cát bụi’.

Nghiên cứu này do Dự án Đời sống Xã hội, Sức khỏe và Lão hóa Quốc gia (NSHAP) Mỹ tiến hành với sự tham gia của hơn 3.000 người trong độ tuổi từ 57 – 85.

Vào năm 2005 – 2006, nhà nghiên cứu Jayant Pinto và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Chicago đã yêu cầu tất cả những người tham dự thực hiện bài kiểm tra đơn giản liên quan tới việc xác định 5 mùi phổ biến gồm: hoa hồng, da, cá, cam và bạc hà.

Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá mức độ mất mùi dựa trên số lượng mùi mà một người không thể xác định được.

5 năm sau, các nhà nghiên cứu mời những người từng tham gia nghiên cứu quay trở lại. Đồng thời, yêu cầu họ thực hiện bài kiểm tra mùi lần thứ 2. Trong khoảng thời gian 5 năm giữa 2 lần thử nghiệm này, có 430 người trong số người tham gia ban đầu đã ‘ra đi’. Trong số đó, có khoảng 39% người thất bại trong lần kiểm tra khứu giác đầu tiên đã ‘đi’ trước khi lần kiểm tra thứ 2 diễn ra, còn 19% bị mất khứu giác vừa và phải trong lần kiểm tra đầu tiên và chỉ 10% người có khứu giác khỏe mạnh.

Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu đánh giá: Những người tham gia thất bại hoàn toàn trong lần kiểm tra mùi đầu tiên có nguy cơ qua đời trong vòng 5 năm cao gấp 4 lần so với những người xác định đúng được cả 5 mùi.

Như vậy, mất khứu giác chính là yếu tố dự đoán chính xác về sự ‘ra đi’ của một người hơn là chẩn đoán ung thư, suy tim hoặc bệnh phổi. Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học cũng nhấn mạnh: Mất mùi không phải là nguyên nhân gây ra sự ‘ra đi mãi mãi’. Nó chỉ là yếu tố dự đoán mà thôi.

Mất khứu giác là điềm báo chứ không phải nguyên nhân khiến bạn 'đi'

Mất khứu giác là điềm báo chứ không phải nguyên nhân khiến bạn 'đi'. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu

Tại sao mất khứu giác lại là ‘điềm báo’ cho thấy một người đi tới giới hạn cuối cùng của đời người?

Các chuyên gia đưa ra 2 lý do để giải thích cho điều này. Cụ thể:

+ Đầu của dây thần kinh khứu giác là nơi chứa các thụ thể mùi. Đây là phần duy nhất của hệ thần kinh được tế bào gốc tái tạo liên tục. Việc sản xuất tế bào khứu giác mới giảm dần theo tuổi tác. Điều này có liên quan tới việc giảm dần khả năng phát hiện cũng như phân biệt mùi của chúng ta. Hơn nữa, mất khứu giác là dấu hiệu có thể cho thấy cơ thể của chúng ta đang rơi vào trạng thái suy nhược và không thể tự phục hồi.

+ Dây thần kinh khứu giác là bộ phận duy nhất của hệ thần kinh tiếp xúc với không khí ngoài trời. Vì thế, nó cũng là bộ phận cung cấp chất độc cùng mầm bệnh đi vào não. Do đó, mất mùi có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về bệnh tật hay điều gì đó, cuối cùng dẫn tới sự ‘ra đi’.

Đây là những thông tin mà mình lấy được trên báo. Cũng chẳng biết như nào nhưng có vẻ hợp lý. Cơ mà như đợt covy vừa rồi, nhiều người bị mất khứu giác thế, chẳng biết sao nhỉ.