Giữa lúc biến thể Delta khiến cả thế giới chao đảo thì vắc xin nCoV đã xuất hiện và chứng minh được hiệu quả trong thực tế.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng nhiều lần khẳng định rằng kháng thể của vắc xin không phải là tấm khiên hoàn hảo nên không thể bảo vệ bạn 100%. Vẫn có nhiều người tiêm đủ liều vẫn lây nhiễm và thậm chí qua đời (dù tỉ lệ là rất thấp).

Mới đây, mình thấy trên ZingNews có thông tin rằng: WHO cho biết với biến chủng Delta, vắc xin ngăn chặn được 40% khả năng lây nhiễm. Vì vậy, điều quan trọng là tất cả chúng ta vẫn cần duy trì các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình.

Mình chia sẻ lại thông tin bên dưới cho mọi người cùng biết nhé

hình ảnh

Vắc xin giúp ích rất nhiều trong cuộc chiến với nCoV. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

WHO: Với biến thể Delta, vắc xin làm giảm 40% nguy cơ lây nhiễm

Hãng thông tấn AFP hôm 24/11 dẫn lời Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus: Dữ liệu cho thấy trước khi Delta xuất hiện, vắc xin đã giảm khoảng 60% nguy cơ lây nhiễm. Với Delta, con số này còn 40%.

Ông đánh giá: Vắc xin đã cứu sống con người nhưng không ngăn chặn được hoàn toàn sự lây nhiễm. ‘Nếu được tiêm vắc xin, dù người đó có nguy cơ bị bệnh nặng và qua đời thấp hơn nhưng khả năng nhiễm và lây cho người  khác vẫn còn đó’, ông nói.

Đồng thời, ông cũng bày tỏ mối lo ngại về ‘cảm giác an toàn sai lầm’ vì nhiều người cho rằng vắc xin đã chấm dứt đại dịch. Do đó, những người được tiêm chủng không cần thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào cả.

Từ lâu, WHO đã nhấn mạnh rằng vắc xin chủ yếu nhằm giảm nguy cơ bị bệnh nặng và qua đời thay vì ngăn chặn khả năng lây nhiễm. Vì vậy, ông kêu gọi những người đã được chích ngừa cần tuân thủ biện pháp như đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách, hạn chế tụ tập đông người nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan virus.

Theo báo cáo dịch tễ hàng tuần của WHO, biến chủng Delta chiếm 99% trong 845.000 trình tự ADN của các mẫu thử cập nhật trên sáng kiến khoa học GISAID suốt 2 tháng qua.

hình ảnh

Tổng giám đốc WHO. Ảnh: Internet

Tại Việt Nam, có 8 loại vắc xin đang được sử dụng, vậy hiệu quả của chúng như thế nào?

+ Astrazenca:

Đây là vắc xin được dùng phổ biến ở nước ta, được tiêm cho người trên 18 tuổi. Thời gian tiêm giữa 2 mũi là 8 – 12 tuần. Hiệu quả bảo vệ sau tiêm mũi 1 đạt 76%, cao nhất sau 21 ngày. Nó cũng làm giảm 48,7% nguy cơ mắc nCoV có triệu chứng với biến chủng Alpha và 30% với Delta.

Sau mũi 2, hiệu quả đạt 82%. Đồng thời, giảm 74,5% nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng với Alpha và 67% với Delta.

Với người lớn tuổi, hiệu quả của Astra đạt 60% trong việc ngăn ngừa nCoV kéo dài 6 tuần sau tiêm liều đầu tiên, giảm 73% nguy cơ nhập viện.

+ Pfizer:

Vắc xin này được dùng cho người từ 5 tuổi trở lên. Thời gian tiêm giữa 2 mũi là 3 – 6 tuần. Hiệu quả bảo vệ sau mũi 1 đạt 52%, khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng với Delta là 35,6% còn Alpha là 47,5%.

Sau mũi 2, hiệu quả đạt 95%, nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng giảm 88% với Delta và 93,7% với Alpha.

Với người cao tuổi, sau khi tiêm mũi 1 hiệu quả bảo vệ ở người trên 70 tuổi đạt 61%, sau 2 mũi giúp giảm 97,4% nguy cơ nhiễm nCoV có triệu chứng.

+ Moderna:

Moderna được dùng cho người trên 18 tuổi, thời gian giữa 2 mũi là 4 – 6 tuần. Sau 14 ngày tiêm mũi thứ 2, hiệu quả đạt 94,1%.

Với người tử 65 tuổi trở lên, sau khi chích ngừa đầy đủ 2 mũi thì sẽ giảm 86,4% nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng.

hình ảnh

Tiêm vắc xin vẫn nên tuân thủ 5K nhé. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

+ Sputnik:

Loại vắc xin của Nga này được dùng cho người trên 18 tuổi, không dùng cho phụ nữ mang thai. Thời gian giữa 2 mũi tiêm là 3 tuần.

Sau 21 ngày kể từ mũi đầu tiên, hiệu quả đạt 91,6% và tăng lên 97,6% sau 35 ngày tiêm mũ thứ nhất. Hiệu quả ngăn chặn nguy cơ trở nặng ước tính là 100% sau 21 ngày tiêm mũi thứ 1.

Người 60 tuổi trở lên nếu được chích ngừa đầy đủ thì sẽ làm giảm 91,8% nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng sau 21 ngày tiêm mũi đầu tiên.

+ Vero Cell:

Hiệu quả ước tính của vắc xin này với người nhiễm có triệu chứng là 78,1% trong các thử nghiệm lâm sàng. Hiệu quả ngăn ngừa bệnh nhân trở nặng và qua đời là 94%.

Vắc xin này được dùng cho người từ 18 tuổi trở lên, thời gian giữa 2 mũi là 4 tuần.

+ Janssen:

Kết quả thử nghiệm lâm sàng toàn cầu cho thấy: Hiệu quả của vắc xin này đạt 66%. Trong thử nghiệm tại Mỹ, Jassen có hiệu quả 72% sau 28 ngày. Ở Nam Phi, hiệu quả giảm xuống còn 64% do biến chủng Beta.

+ Hayat-Vax:

Thêm một loại vắc xin của Trung Quốc nữa được cấp phép tại Việt Nam. Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho thấy nó có hiệu quả bảo vệ và an toàn tốt ở người tử 18 tuổi trở lên.

Sau tiêm 2 liều, hiệu quả đạt 79,34%, tỷ lệ tạo ra kháng thể trung hòa chống lại virus đạt 99,52%.

Thời gian giữa 2 mũi tiêm cách nhau 14 ngày.

+ Abdala:

Đây là loại vắc xin của Nga có hiệu quả ngang ngửa Pfizer, Moderna và Sputnik. Hiệu quả của Abdala đạt 92,28% trong ngừa nCoV có triệu chứng.

Đây là loại vắc xin duy nhất có liệu trình 3 liều, khoảng cách giữa các mũi tiêm là 14 ngày.

Như vậy, có thể thấy rằng vắc xin đúng là vẫn rất tốt nhưng không có loại nào là có hiệu quả bảo vệ 100% cả đâu mọi người. Vì vậy, kể cả khi hiệu quả đạt 99% thì vẫn còn 1% nguy cơ nhiễm và lây nhiễm, huống gì những vắc xin hiện nay chưa đạt được tới con số này.

Vì thế, ở thời điểm hiện tại, tốt nhất là mọi người vẫn nên tuanat hủ 5K. Chứ nói đâu xa, ngay tại Việt Nam cũng đầy người tiêm rồi vẫn nhiễm như thường đây, cứ chủ quan lại khổ.

Nguồn: Tổng hợ