Huyết áp cao có thể được kiểm soát bằng một số cách đơn giản. Điều này có thể hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm.

Huyết áp cao là căn bệnh thường gặp ở người lớn, nhất là trong giai đoạn tuổi trung niên. Theo thống kê của các chuyên gia, cứ 5 người thì có 1 người mắc bệnh này. Những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh có xu hướng tăng lên và đang dần trẻ hóa. 

huyết áp cao là gì

Huyết áp cao là bệnh mãn tính phổ biến. Ảnh minh họa

Bệnh này rất dễ phát hiện nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi, nó gắn liền với các vấn đề về tim mạch. Trong khi đó, tim mạch lại là nguyên nhân chính gây tử vong ở nhiều người. Cao huyết áp có thể dẫn tới bệnh tai biến, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ...

Huyết áp cao có thể kiểm soát tại nhà bằng những cách nào?

Cao huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp đo được ở mức bằng hoặc vượt 140/90mmJG. Trong khi đó, chỉ số huyết áp bình thường là ở mức dưới 120/80mmHG. Khi bị cao huyết áp, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh còn có thể kiểm soát thông qua một số biện pháp đơn giản. 

1. Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh hoàn toàn có khả năng kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể bằng cách ăn nhạt. Với người bị cao huyết áp, lượng muối khuyến nghị là không được quá 1.500mg/ngày. Việc bớt muối trong khẩu phần ăn sẽ hạn chế sự giữ nước. Nhờ đó mà giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Đồng thời, tăng cường rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất. Bạn cũng nên sử dụng những loại sữa không đường hoặc sữa ít béo, thêm thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt... vào khẩu phần ăn.

2. Duy trì cân nặng ở mức ổn định

Việc duy trì cân nặng ở mức ổn định có ý nghĩa rất lớn với người bình thường lẫn người bị cao huyết áp. Bởi, tình trạng thừa cân sẽ khiến huyết áp tăng lên. Từ đó gây ra nhiều mối nguy hại với sức khỏe. Những người đã bị bệnh mãn tính này mà còn thừa cân thì nguy cơ gặp biến chứng tim mạch, đột quỵ cao hơn hẳn.

Ngoài ra, thừa cân cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý mãn tính nguy hiểm khác. Thậm chí, nó còn là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư.

3. Chăm chỉ tập thể dục

Với người bình thường, vận động đã mang lại nhiều lợi ích. Đối với bệnh nhân cao huyết áp, nó càng tốt hơn. Bởi, các bài tập thể dục có tác dụng kích thích mạch máu và tim hoạt động hiệu quả, tăng tốc độ tuần hoàn máu. Nhờ vậy mà huyết áp luôn ở mức ổn định.

huyết áp cao nên làm gì

Tập thể dục giúp kiểm soát bệnh. Ảnh minh họa

Bạn có thể áp dụng các động tác yoga tại nhà, đi bộ, đạp xe, chạy chậm... đều rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn hình thức tập phù hợp với tình hình sức khỏe của bản thân. Tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn.

4. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia

Thuốc lá khồng chỉ gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới mạch máu. Điều này khiến huyết áp tăng lên. Vì vậy, bỏ thuốc lá không chỉ giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư phổi mà còn là cách kiểm soát huyết áp hữu hiệu. 

Đôi với rượu bia, nó cũng chẳng phải thứ tốt lành gì. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Những người thường xuyên uống rượu bia thì nguy cơ bị cao huyết áp lớn hơn người bình thường. Do đó, bạn nên hạn chế, uống càng ít càng tốt.

5. Tránh căng thẳng

Việc thường xuyên ở trạng thái căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp cao. Bởi, khi bạn căng thẳng thì tim đập nhanh hơn và phải làm việc nhiều hơn. Do đó, các chuyên gia nói rằng, nếu kiểm soát được căng thẳng thì bạn cũng có thể kiểm soát được huyết áp.

Bài viết nên quan tâm: 7 loại rau người bị cao huyết áp nên ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị, giảm tái phát: Cần tây, rau má

Huyết áp cao đột ngột phải xử lý thế nào?

Những người mắc bệnh này thường xuất hiện thêm những vấn đề sức khỏe khác. Do đó, việc sử dụng thuốc phải tuân theo lời dặn của bác sĩ. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân có thể quên, nhất là với những người già. Những lúc đó, chỉ số huyết áp có thể tăng cao đột ngột. Nếu không được xử lý ngay, người bệnh có khả năng gặp nguy hiểm. Vậy phải làm thế nào?

huyết áp cao

Huyết áp tăng cao đột ngột cần được cấp cứu ngay. Ảnh minh họa

Theo đó, nếu thấy bản thân khó thở đột ngột kèm triệu chứng choáng váng, thậm chí là ngất xỉu thì nghĩa là huyết áp đang tăng lên. Lúc này, người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Bệnh nhân sẽ được trợ thở bằng máy thở và dùng thuốc khẩn cấp dưới sự theo dõi của bác sĩ. Nếu không, tình hình của bệnh nhân rất dễ chuyển biến xấu và hoàn toàn có thể tử vong.

Bài viết nên quan tâm: Chuyên gia minh oan 7 hiểu nhầm về trứng gà: Cao huyết áp, trẻ dưới 1 tuổi vẫn ăn được

Đây là căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm. Nó có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào nếu không được cấp cứu kịp thời. Thế nên, cách tốt nhất là mọi người nên phòng nó từ sớm vì dù sao phòng bệnh cũng hơn chữa bệnh.

Với những người đã bị huyết áp cao thì tốt nhất tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ. Đồng thời, hãy chăm chỉ vận động, ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Có như thế thì mới ngăn ngừa được các biến chứng xảy ra. 

Xem thêm tại đây:

Đậu đen ngâm giấm: Lọ thuốc quý ai cũng nên có trong nhà, ngày 2 thìa bồi bổ, chữa cao huyết áp, mỡ máu

Cách trị huyết áp cao, mỡ máu, rối loạn tiền đình của người Thụy Sĩ: Rẻ mà 'chất', 2 tuần sau đi khám lại