Bạn đang tìm cách giới thiệu bản thân ngày đầu tiên đi làm sao cho tự tin, không lúng túng? Bạn vừa mới ra trường và đang trong quá trình bắt đầu công việc đầu tiên trong đời? Ấn tượng để lại trong ngày đầu tiên đi làm là vô cùng quan trọng.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cách giới thiệu bản thân ngày đầu tiên đi làm thật ngắn gọn, hiệu quả. Đây đều là những kinh nghiệm được tổng hợp của những người làm việc lâu năm tại các công ty lớn hiện nay.

hình ảnh

03 Cách Giới Thiệu Bản Thân Ngày Đầu Tiên Đi Làm

Giới Thiệu Trực Tiếp

Chắc chắn trong ngày đầu tiên đi làm, bạn sẽ được quản lý yêu cầu tự giới thiệu bản thân trước đồng nghiệp. Bạn cần chuẩn bị từ 4 - 5 câu giới thiệu về các thông tin cơ bản như tên tuổi, kinh nghiệm làm việc của bản thân, vị trí sẽ đảm nhiệm sắp tới,... Nếu cảm thấy lúng túng, hãy viết ra giấy, học thuộc và đứng trước gương luyện tập.

Giới Thiệu Qua Tin Nhắn

Hiện nay có rất nhiều công ty, phòng ban có group chat riêng để trao đổi công việc thuận tiện hơn. Khi được add vào nhóm để cập nhật công việc, bạn nên mở đầu bằng một lời chào khi mới vào nhóm ngắn gọn chừng 2 - 3 dòng. Không viết tắt, không dùng icon, xưng hô đầy đủ sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc.

Giới Thiệu Qua Ngôn Ngữ Hình Thể

Ngôn ngữ lời nói nhẹ nhàng, sử dụng từ ngữ hợp hoàn cảnh sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp. Sử dụng các từ như “Dạ”, “Vâng”, “Cảm ơn”, cùng một vài câu nói đùa vui vẻ đúng lúc sẽ khiến bầu không khí bớt ngượng ngùng hơn rất nhiều. Đặc biệt, trang phục lịch sự, gọn gàng là một chìa khóa giúp bạn ghi điểm trong mắt mọi người.

Cần Làm Gì Trong Ngày Đầu Tiên Đi Làm?

1. Tìm hiểu về bộ máy tổ chức công ty

Đừng ngại hỏi để biết về bộ máy tổ chức công ty rong ngày đầu đi làm. Nắm rõ sơ đồ hệ thống nhân sự sẽ giúp bạn biết mình sẽ làm việc cùng với những ai, đâu là người quản lý mình cần báo cáo,... để linh hoạt hơn trong công việc cũng như có cách giao tiếp phù hợp.

2. Chuẩn bị nội dung cần nói

Nếu bạn không phải là người hoạt ngôn, bạn rất cần chuẩn bị trước nội dung bài phát biểu ngày đầu đi làm từ trước. Điều này sẽ giúp bạn tránh các trường hợp lúng túng, nói dông dài, không đúng trọng tâm,... Sự chuẩn bị cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn trước mắt mọi người.

3. Chuẩn bị trang phục phù hợp

Bạn không nên ăn mặc quá bắt mắt hay xuề xòa trong ngày đầu tiên đi làm. Chuẩn bị trang phục không phù hợp sẽ giúp bạn mất tự tin và mất điểm trong mắt đồng nghiệp. “Lịch sự” và “Thoải mái” là hai keyword bạn cần nhớ khi lựa chọn trang phục cho buổi làm việc đầu tiên.

4. Đến sớm quan sát và chuẩn bị

Bạn không nên đến sát giờ vào làm, càng không nên đến muộn trong ngày làm việc đầu tiên. Đến sớm chừng 10 - 15 phút sẽ giúp bạn có thời gian quan sát phòng ban, chuẩn bị tinh thần, chỉnh trang lại trang phục cho hoàn hảo nhất.

5. Sự tự tin

Sự tự tin là điều không thể thiếu khi giới thiệu bản thân trong ngày đầu tiên đi làm. Một nụ cười thật thoải mái với tất cả mọi người, giữ lưng thẳng, nhìn vào mắt đồng nghiệp khi nói sẽ tạo cho bạn phong thái thoải mái, tự tin nhất.

6. Luôn nhớ nói "xin chào" và "cảm ơn"

Một người lịch sự, hiểu biết sẽ bắt đầu bằng “xin chào” và kết thúc bằng 2 chữ “cảm ơn”. Đây là cách sử dụng ngôn từ tạo thiện chí hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua khi bắt đầu giới thiệu bản thân ngày đầu tiên đi làm và khi giao tiếp với mọi người.


Không phóng đại bản thân.

7. Luôn biết lắng nghe

Ngày đầu tiên đi làm, bên cạnh giới thiệu về bản thân, bạn cũng cần chú ý lắng nghe ý kiến của mọi người, cách đồng nghiệp nói chuyện với nhau để hòa nhập và tạo cảm giác đáng tin cậy, tinh tế. Lắng nghe giúp bạn nắm bắt được tình hình công ty cũng như tạo thiện cảm trong mắt quản lý.

8. Chủ động nhớ tên đồng nghiệp

Đây là cách rất tốt để gây ấn tượng trong ngày làm việc đầu tiên. Bạn không cần cố gắng nhớ tên cả văn phòng nhưng hãy chú ý đến những người bắt chuyện và giao việc cho bạn trong ngày đầu tiên.

9. Luôn tỏ thái độ tích cực

Một nụ cười thật tươi khi giao tiếp, thái độ chủ động khi nhận bàn giao công việc sẽ tạo năng lượng tích cực, giúp bạn được nhớ đến. Bạn cũng có thể chủ động làm một số việc vặt như rửa chén, lau bàn để không khí thoải mái hơn. Mời mọi người một bữa ăn nhẹ nếu như bạn có đủ điều kiện nhé.

10. Đề nghị giúp đỡ trong thời gian trống

Thông thường, ngày làm việc đầu tiên sẽ không yêu cầu bạn thực hiện công việc quá phức tạp. Đề xuất giúp đỡ mọi người trong khoảng thời gian trống của mình sẽ giúp bạn mở ra những mối quan hệ mới, xua đi những ngượng ngùng, tạo thái độ cởi mở cho những lần hợp tác tiếp theo.

11. Tránh chia sẻ quá nhiều thông tin

Ngày đầu tiên là ngày chúng ta giới thiệu và làm quen với công việc mới. Bạn sẽ có cả một quãng thời gian dài phía trước để trò chuyện và tìm hiểu đồng nghiệp nên hãy tập trung vào công việc và tránh chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân, chuyện riêng của mình.

12. Đừng luôn miệng phàn nàn

Sẽ có những vấn đề mới mà bạn cần tìm cách giải quyết và thích nghi. Luôn miệng phàn nàn sẽ gây ấn tượng xấu về một người hay than vãn và thụ động. Đừng để mất điểm trầm trọng trong ngày đầu tiên này.

13. Đừng vội đánh giá mọi việc

Sẽ mất thời gian để bạn thích nghi và nhận định về môi trường làm việc mới. Đừng vội vàng phán xét hay đặt định kiến về môi trường làm việc mới chỉ sau vài giờ làm việc đầu tiên.

14. Không nhìn vào đồng hồ vào cuối ngày

Tránh nhìn vào đồng hồ cuối ngày hay tỏ vẻ sốt ruột khi sắp tới giờ tan làm. Điều này sẽ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp trong môi trường làm việc. Thậm chí, nếu cấp trên chú ý, bạn sẽ mất điểm ngay ngày làm việc đầu tiên.

Tổng Kết

Ngày đầu tiên đi làm sẽ là một trải nghiệm khó quên với rất nhiều người. Chuẩn bị trước và giao tiếp bằng một thần thái tự tin sẽ giúp bạn xây dựng những ấn tượng tốt với đồng nghiệp - những người sẽ hỗ trợ bạn trong công việc tương lai. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có một khởi đầu tốt đẹp với công việc mới.

Nếu bạn đang tìm cách không làm mà có ăn, theo dõi bài viết khác của tôi!