Bạn băn khoăn học công nghệ thông tin ra làm gì? Bạn lo lắng ngành học của mình không phù hợp với xu hướng thời đại? Bạn muốn biết mức lương của ngành công nghệ thông tin là bao nhiêu? Học công nghệ có tương lai không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải mã chi tiết nhất.

Ngành Công Nghệ Thông Tin Là Gì?

hình ảnh

Công nghệ thông tin có tên viết tắt tiếng Anh là IT nghĩa là Information Technology. Các sinh viên học ngành này sẽ được tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ hiện đại để xử lý các vấn đề của thông tin như tạo ra, truyền dẫn, lưu trữ, khai thác,... 

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Trong đó, hai ngành đang “hot” nhất hiện nay và trong tương lai đó là Kỹ thuật phần mềm và An toàn thông tin.

Khi tìm hiểu về công nghệ thông tin bạn sẽ thấy có rất nhiều chuyên ngành. Nhưng ở Việt Nam phổ biến nhất là: 

  • Hệ thống quản lý thông tin (Management Information Systems)
  • Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering)
  • Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)
  • Khoa học máy tính (Computer Science)
  • Robot và trí tuệ nhân tạo (robots artificial intelligence - AI)
  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Data Communication and Computer Network)
  • Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia (Graphic/Game/Multimedia Design). 
  • An toàn thông tin (Information Assurance/Network and Information Security)

Trong đó, hai ngành hot nhất hiện đang được rất nhiều người quan tâm và có thể sẽ còn rất tiềm năng trong tương lai đó là An toàn thông tin và Kỹ thuật phần mềm.

Học Công nghệ Thông Tin Ra Trường Làm Gì?

hình ảnh

Với xu thế phát triển công nghệ số, ngành công nghệ thông tin hiện nay được coi là dẫn đầu làn sóng này. Bạn có thể thấy sự xuất hiện của nó trong mọi hoạt động của đời sống từ công việc, giải trí và các thông tin liên lạc với nhau. Chỉ với một chiếc laptop hoặc điện thoại thông minh là bạn đã có thể kết nối được với cả thế giới. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhu cầu nhân lực ngành này vẫn sẽ còn tăng khoảng 13% mỗi năm. Vì vậy, bạn không cần lo học ngành IT thiếu ra thiếu việc làm. Cụ thể, học công nghệ thông tin ra có thể đảm nhận một số vị trí như:

Lập trình viên Công nghệ thông tin – IT programmer

hình ảnh

Công việc của lập trình viên là tạo các các chương trình máy tính cũng như kiểm thử và xử lý các vấn đề liên quan đến nó. Bên cạnh đó, nếu nhận được thêm các yêu cầu để nâng cấp hoặc phản ánh sửa chữa các chương trình đó thì họ cũng có thể hoàn thành được. Các công ty liên quan công nghệ, bán phần mềm hoặc lập trình thiết kế,... không thể thiếu vị trí lập trình viên.

Nhà quản lý hệ thống thông tin – Information System Manager

hình ảnh

Có thể nói, vị trí này được sinh ra để kiểm tra, giám sát công việc của lập trình viên, nhà phân tích hệ thống và một số chuyên gia máy tính khác. Vì vậy, để làm được vị trí này cần sự am hiểu và có chuyên môn quản lý. Nếu đã từng đảm nhiệm vị trí cố vấn cũng là một lợi thế khi bước chân vào công việc quản lý hệ thống thông tin.

Chuyên gia phân tích hệ thống – System Analyst

hình ảnh

Vị trí này có nhiệm vụ lên kế hoạch thiết kế các hệ thống mới. Hoặc nếu công ty có các tài nguyên máy tính có sẵn thì chuyên gia phân tích hệ thống sẽ có thể phải tổ chức lại để sử dụng một cách phù hợp và tốt nhất.


 


Để làm được điều này thì họ phải luôn tuân thủ các bước đã được mô tả trong vòng đời hệ thống, bao gồm: khảo sát sơ bộ, phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì.

Quản trị cơ sở dữ liệu – Database Administrator

hình ảnh

Các công việc một một quản trị viên cơ sở dữ liệu phải làm là:

  • Quản trị cơ sở dữ liệu
  • Xác định cách tổ chức cơ sở và truy cập cơ sở dữ liệu công ty hiệu quả
  • Đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu
  • Sao lưu hệ thống.

Chuyên gia mật mã – Cryptographer

hình ảnh

Đây là ngành học rất hay nhưng đồng thời cũng không hề đơn giản. Bạn sẽ có cơ hội làm việc cho Chính phủ hoặc tại các tập đoàn lớn. 

Nhiệm vụ của một chuyên gia mật mã là:

  • Che giấu và khôi phục lại các thông tin đã được mã hóa
  • Thiết kế hệ thống mật mã
  • Phá vỡ hệ thống mật mã 
  • Thực hiện các nghiên các nghiên cứu về mật mã

Quản trị mạng – Network Administrator

hình ảnh

Nhà quản trị mạng cần phải quản lý các mạng của công ty với các yêu cầu thiết kế, cài đặt, duy trì hoạt động của mạng LAN và WAN. Ngoài ra còn phải dự đoán và khắc phục các vấn đề liên quan đến vấn đề mạng.

Kỹ sư phần mềm – Software Engineer

hình ảnh

Các nhiệm vụ của kỹ sư phần mềm là:

  • Phân tích yêu cầu người dùng 
  • Tạo ra phần mềm ứng dụng.
  • Thiết kế và phát triển phần mềm dựa trên các nguyên lý toán học hay kỹ thuật.

Vì vậy, các kỹ sư phần mềm cần phải có nhiều kinh nghiệm lập trình. Các ứng viên sẽ có lợi thế hơn nếu am hiểu về mạng, Internet và các ứng dụng web.

Quản trị Web – Webmaster

hình ảnh

Nhiệm vụ của một Webmaster là:

  • Phát triển và duy trì trang web cũng như các tài nguyên của trang web. 
  • Sao lưu trang web công ty
  • Cập nhật/ xây dựng tài nguyên 
  • Thiết kế và phát triển trang web
  • Giám sát lưu lượng truy cập trên trang web
  • Tìm biện pháp khuyến khích người dùng ghé thăm trang web
  • Phối hợp với team marketing để tăng lưu lượng truy cập trang web
  • Phát triển quảng cáo trên trang web. 

Để làm được ở vị trí này, ngoài những kiến thức chuyên môn thì bạn cần tìm hiểu sử dụng thành thạo các phần mềm phát triển web như Adobe Illustrator, Adobe Flash,... Bên cạnh đó còn cần cải thiện các kỹ năng giao tiếp và tổ chức.

Kỹ thuật viên máy tính – Computer Technicians

hình ảnh

Các kỹ thuật viên máy tính ngày càng cần thiết trong cuộc sống hiện nay vì nhu cầu người dùng tăng cao. Công việc của họ cụ thể là:

  • Sửa chữa, cài đặt hệ thống và các thành phần máy tính.
  • Làm việc trên mọi loại thiết bị (máy tính cá nhân, máy chủ, máy in). 
  • Cài đặt hoặc duy trì mạng máy tính. 

Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật – Technical Writer

hình ảnh

Nhờ có các chuyên viên này mà các thông tin kỹ thuật phức tạp sẽ được chuyển thành bản tóm tắt hoặc hướng dẫn dễ hiểu. Công việc của họ là chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật, văn bản khoa học,... Các cơ quan Chính phủ và các viện nghiên cứu rất cần vị trí này.

Học Công Nghệ Thông Tin Làm Ở Đâu?

hình ảnh

Phải nói là những người học công nghệ thông tin ra có rất nhiều cơ hội làm việc. Để trả lời thắc mắc này, chúng tôi đã tập hợp cho bạn câu trả lời ngay sau đây:

  • Cục Công nghệ thông tin tại các Bộ
  • Các tập đoàn, công ty liên quan đến công nghệ thông tin
  • Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp
  • Các công ty có hoạt động sản xuất, sửa chữa, lắp ráp những trang thiết bị phần cứng
  • Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng
  • Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như y tế, ngân hàng, giáo dục, giải trí...
  • Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin. 

Mức Lương Ngành Công Nghệ Thông Tin

hình ảnh

Nhìn chung, ngành công nghệ thông tin có mức lương tương đối khá so với mặt bằng chung các ngành khác. Bạn có thể tham khảo cụ thể như sau:

  • Cử nhân mới ra trường chưa có kinh nghiệm (junior level): 5 - 6 triệu đồng/tháng
  • Mới ra trường nhưng đã có kinh nghiệm tham gia một số dự án: 6 - 10 triệu/tháng
  • Lập trình viên có kinh nghiệm 3 - 5 năm (senior level): 15 - 20 triệu/tháng
  • Lập trình viên có kinh nghiệm 5 - 7 năm: 20 - 30 triệu/tháng.
  • Lập trình viên có kinh nghiệm trên 7 năm: Tùy vào tố chất, năng lực của mỗi người

Kết Luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi học đại học công nghệ thông tin ra làm gì. Có thể nói ngành học này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội tươi sáng cho tương lai. Nhưng khi đứng trước quyết định chọn ngành nghề, bạn hãy dựa vào sở thích cũng như năng lực cá nhân chứ đừng chạy theo thị hiếu số đông. Chúc các bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc.