Tỉ lệ trẻ mắc dậy thì sớm gia tăng:

Người xưa có câu “Nữ thập tam, nam thập lục”, ý nói con gái dậy thì ở tuổi 13, con trai ở tuổi 16. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống, xu hướng giảm dần độ tuổi khởi phát dậy thì đã được báo cáo ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tuổi khởi phát dậy thì trung bình hiện tại là 10,5 tuổi ở nữ và 11,5 tuổi ở nam .

Dậy thì sớm (DTS) được định nghĩa là sự xuất hiện một trong các đặc tính sinh dục thứ phát trước 8 tuổi ở trẻ gái và trước 9 tuổi ở trẻ trai.

hình ảnh
hình ảnh

Các đặc tính sinh dục thứ phát bao gồm:

Trẻ gái

Trẻ trai

  • Tăng kích thước ngực
  • Phát triển hệ thống lông (lông nách, lông mu)
  • Mùi cơ thể, mụn trứng cá
  • Xuất hiện kinh nguyệt
  • Tăng kích thước tinh hoàn, dương vật
  • Phát triển hệ thống lông (lông nách, lông mu)
  • Giọng trầm, mùi cơ thể, mụn trứng cá
  • Xuất tinh

Theo thống kê mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước. Một nghiên cứu ở Hàn Quốc ghi nhận trong thời gian 6 năm 2008-2014, tỷ lệ mắc dậy thì sớmtrung ương ở trẻ gái tăng 4,7 lần, từ 89,4/100 000 tăng đến 415,3/100 000 và tỷ lệ dậy thì sớm ở trung ương ở trẻ trai tăng 9,2 lần từ 1,6/100 000 đến 14,7 /100 000 .

Ở Việt Nam, dữ liệu tại Trung tâm Nội tiết, Chuyển hóa, Di truyền và Liêu pháp phân tử cho thấy: trong giai đoạn 5 năm (1991-1995) chỉ có 14 trẻ được chẩn đoán dậy thì sớm trung ương, nhưng đến giai đoạn 7 năm tiếp theo (1996-2012) có 187 trẻ được chẩn đoán dây thì sớm trung ường, giai đoạn 5 năm tiếp theo (2013-2017) có 475 trẻ được chẩn đoán, và 4 năm gần đây (2018-2021) đã tăng thêm 694 trẻ dậy thì sớm trung ương được chẩn đoán. Trong số các trẻ được xác định dây thì sớm trung ương gần đây thì 90% trẻ gái dậy thì sớm trung ương không rõ nguyên nhân và 43% trẻ trai dậy thì sớm trung ương không rõ nguyên nhân.

. Tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 và Bệnh Viện Nhi Đồng 2 TP.HCM trong 10 năm qua có hơn 1500 ca nhập viện vì dậy thì sớm, hiện cũng đang điều trị khoảng 400 em/năm.

Khó khăn trong tuân thủ điều trị thuốc kìm hãm dậy thì:

Những trẻ được được chẩn đoán  dậy thì sớm trung ương vô căn chỉ định điều trị thuốc nội tiết kìm hãm dậy thì sẽ được theo dõi và điều trị mỗi tháng cho đến 11 tuổi hoặc khi tuổi xương đạt 12 tuổi. Thuốc điều trị dậy thì sớm trung ương tại Việt Nam hiện nay có hai chế phẩm: triptorelin 3,75 mg (giá khoảng 2,5 triệu/lọ, tiêm bắp mỗi 4 tuần) và triptorelin 11,25 mg (giá khoảng 7,7 triệu/lọ, tiêm bắp mỗi 3 tháng). Liệu trình điều trị của trẻ như sau: trẻ sẽ được tiêm bắp thuốc triptorelin 3,75 mg (liều lượng tuỳ theo tuổi) mỗi 28 ngày và sẽ được hưởng bảo hiểm y tế  cho trẻ gái bắt đầu dậy thì < 8 tuổi, trẻ trai bắt đầu dậy thì < 9 tuổi.. Việc phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt cho các trẻ dưới 6 tuổi cũng được các nghiên cứu ghi nhận đạt hiệu quả cao nhất, có thể tăng chiều cao trung bình 9 đến 10 cm so với nhóm trẻ DTS không được điều trị .

Khó khăn các phụ huynh thường gặp phải khi điều trị cho trẻ DTS trung ương vô căn là việc tái khám thường xuyên cố định mỗi 28 tuần (với thuốc triptorelin 3,75mg) để duy trì lượng thuốc nội tiết trong cơ thể, làm chậm lại tiến triển của quá trình dậy thì. Hiện trong khu vực phía Nam chỉ có vài bệnh viện có thuốc điều trị DTS, gây khó khăn trong việc đi lại cho phụ huynh cũng như bệnh nhi. Danh sách những cơ sở y tế có khám và điều trị dậy thì sớm ở các tỉnh thành:

Khám và điều trị thuốc dậy thì sớm ở đâu?

Miền Bắc

  1. Bệnh viện Nhi Trung Ương
    • Địa chỉ: 18/879 La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Điện thoại: (024) 6273 8532
  2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
    • Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • Điện thoại: 02439743556
  3. Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng
    • Địa chỉ: 225C Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
    • Điện thoại: 0225 3736285
  4. Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
    • Địa chỉ: Phố Việt Đức, Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng
    • Điện thoại: 02253 876 441

Miền Trung

  1. Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế
    • Địa chỉ: 16 Lê Lợi - TP Huế
    • Điện thoại: 0234 3822325
  2. Bệnh viện Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa)
    • Địa chỉ: 42A Trần Phú, P. Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hòa
    • Điện thoại: 0258 3900 168
  3. Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng (Đà Nẵng)
    • Địa chỉ: Đường 30 tháng 4, Khu dân cư số 4 Nguyễn Tri Phương, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • Điện thoại: 0236 3711 111
  1. Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng
    • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
    • Điện thoại: 0236 3957 777
  2. Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
    • Địa chỉ: 41&51 Nguyễn Huệ, Vĩnh Ninh, tp. Huế, Huế, Việt Nam

Miền Nam

  1. Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM)
    • Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: (028) 39271119
  2. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM)
    • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
    • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.
  3. Bệnh viện Quận Thủ Đức
    • 29 Phú Châu, Kp5, P.Tam Phú, TP.Thủ Đức, Tp.HCM
    • Điện thoại: 028 37 295503
  4. Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP.HCM)
    • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
    • Điện thoại: (028) 2253 6688
  5. Bệnh viện Vinmec Central Park (TP.HCM)
    • Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP HCM
    • Điện thoại: 028 3622 1166
  6. Bệnh viện Nhi Đồng TP. Cần Thơ ( Liên hệ đặt lịch hẹn trước khi khám)
    • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
    • Điện thoại: 02923748356

Nguồn tham khảo

1.         Harrington J, Palmert MR. Definition, etiology, and evaluation of precocious puberty. Uptodate 2021. 2021.

2.         Kim YJ, Kwon A, Jung MK, Kim KE, Suh J, Chae HW, et al. Incidence and Prevalence of Central Precocious Puberty in Korea: An Epidemiologic Study Based on a National Database. J Pediatr. 2019;208:221-8. doi: 10.1016/j.jpeds.2018.12.022. PubMed PMID: 30857777.

3.         Carel JC, Eugster EA, Rogol A, Ghizzoni L, Palmert MR, Group E-LGACC, et al. Consensus statement on the use of gonadotropin-releasing hormone analogs in children. Pediatrics. 2009;123(4):e752-62. doi: 10.1542/peds.2008-1783. PubMed PMID: 19332438.