Thời buổi dịch dã này, làm ăn cái gì cũng khó khăn cả, nên nghe ai nói kiếm được tiền đều đều là em mừng cho họ mẹ ạ. Mình cũng xem thử coi có học hỏi được gì từ người ta không.

Thật ra tập trung phòng chống dịch không thôi chưa đủ, chúng ta vừa phải phòng chống dịch vừa phải sản xuất thì mới đảm bảo được cuộc sống hiện tại mẹ à. Hồi đó cứ nghĩ dịch bệnh chắc chỉ xảy ra vài ba tháng, có nào ngờ tới giờ giãn cách đã bao nhiêu tháng rồi. Nếu không vừa sản xuất, vừa ‘chiến đấu’ chống dịch thì e là chúng ta sẽ ngã quỵ bởi cái đói trước khi bị dịch bệnh xâm lấn.

>>> Đi buôn đất nhờ mỗi ngày bỏ ống heo 30 ngàn: Sau 10 năm có 5 tỷ

Nay em đọc bài viết này trên trang Vietnamnet thấy khá hay, muốn chia sẻ đến các mẹ xem mình có thể học hỏi được từ cô gái trẻ này không.

Chuỗi lây nhiễm dịch bệnh kéo đến và lan rộng đến TP.HCM khiến cho nhiều hàng quán phải đóng cửa và thực hiện lệnh giãn cách xã hội theo yêu cầu của nhà chức trách. 

Theo chân chị Phan Quỳnh Như ở TP.HCM, chị kể từ khi đợt dịch thứ 4 xảy ra thì số lượng đơn đặt hàng chỗ chị rục rịch tăng gần gấp đôi so với trước. Mỗi ngày được từ 320 đến 350 đơn, doanh thu 5 quán ăn của chị thời điểm này có ngày lên đến 100 triệu, tăng 50% đến 60% so với trước dịch.

Mỗi sáng lúc 5 giờ 30 phút, chị bắt đầu công việc của mình bằng việc đi kiểm tra chất lượng của các nguyên liệu nhập về quán như cua có bảo đảm, rau củ quả có tươi, bánh canh có sạch và mới ra lò không?

Chỗ chị Như bán quán ăn gồm có nhiều món, trong đó chú trọng các món súp cua, súp bào ngư vi cá, tổ yến. Bởi tâm lý ai cũng lo sợ mình bị nhiễm bệnh cho nên phải bồi bổ đủ món để tăng đề kháng và phòng dịch. Các món mà nhiều khách đặt thường là món có giá trị dinh dưỡng cao bao gồm bào ngư vi cá, tổ yến. Đơn hàng chị nhận qua Fanpage có giá trị trung bình từ 1 đến 1,5 triệu đồng mỗi đơn, và số lượng đơn thời điểm này tăng hơn ngày thường.

hình ảnh


Ảnh: Một đơn hàng khách đặt gửi biếu tại quán của chị Như. Nguồn: Vietnamnet. 

Quán ăn của chị có 2 cấp độ đồ ăn khác nhau. Cấp 1 là đồ ăn vặt có giá bình dân và cấp 2 là đồ bổ dưỡng có giá thành phẩm cao hơn. Hồi cách đây 4 năm, khách chủ yếu đặt món ăn của chị là các món bình dân có giá trị nhỏ, thời gian gần đây tỷ lệ 50:50, nghĩa là cứ 1 khách đặt món bình dân thì sẽ có khách đặt món bồi bổ đắt tiền.

Điểm đáng chú ý là bên cạnh việc kinh doanh quán ăn với 2 cấp độ như trên, chị Như nắm bắt tâm lý con cái ở xa không thể về do dịch bệnh nên muốn gửi thực phẩm bổ dưỡng về cho cha mẹ ở quê nên chị Như đã liên hệ với công ty vận chuyển, cung cấp thêm dịch vụ giao hàng tận nhà ngoài địa bàn TP.HCM và Hà Nội.

Chị Như nói đau đầu nhất là buổi trưa, đơn hàng cứ dồn dập tới một lúc, các shipper đứng lâu thì cũng đồng nghĩa với việc khách phải chờ thêm chút nữa.

Không phủ nhận bán hàng online đang có lợi thế trong mùa dịch này nhưng việc hạn chế khách ăn tại chỗ khiến chị Như cũng mất đi lượng khách.

Đặt mình với vị trí của khách hàng, giữa lúc khó khăn này ai cũng thắt chặt chi tiêu cho nên chị Như đã điều chỉnh menu cho tương xứng.

Làm shipper mùa này lương ổn hơn ngồi văn phòng, chị Như kể quán ăn của chị có nhiều khách đặt hàng không thể kể đến việc liên kết với các ứng dụng giao hàng.

hình ảnh


Ảnh: Hàng dài shipper chờ nhận đơn tại TP.HCM. Nguồn: Vietnamnet. 

Đây là thời gian vàng của các shipper để kiếm sống, anh Trần Phan Tấn, ở quận 6, TP.HCM cũng tập trung vận chuyển đồ ăn đến hàng hóa đặt mua qua các sàn thương mại điện tử, giờ cao điểm là buổi trưa và tối.

Một shipper khác là anh Nguyễn Đình Tuấn, ở quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết so với thời điểm trước dịch thì lúc này làm được hơn. Vì ship hàng ổn hơn nên anh Tuấn tắt tính năng chở người. Với lại nếu chở người thì ứng dụng yêu cầu dân phải khai báo y tế, song nhiều người thấy phiền không chịu khai, khiến anh gặp trở ngại. Vì theo quy định của hãng nếu anh là F2 sẽ bị khóa ứng dụng, chờ đến khi hãng có thông báo mới, cho nên các shipper chủ yếu vận chuyển hàng hóa, đồ ăn.

Theo các shipper, nếu chạy đều đặn mỗi ngày có thể dao động thu nhập từ 500.000 đồng đến 650.000 đồng, tương đương mức lương từ 15 triệu đồng đến 18 triệu đồng mỗi tháng. Con số này có thể thấy cao hơn nhiều công việc ngồi ở văn phòng.

hình ảnh


Ảnh: Ra đường chỉ thấy shipper chạy xe. Nguồn: Vietnamnet. 

Để đảm bảo an toàn cho mình và người khác, các shipper này đều trang bị đầy đủ khẩu trang bảo hộ, nước rửa tay sát khuẩn, vì nếu không may lỡ bị cách ly sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống, chưa kể lịch trình đi lại nhiều khiến lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Nếu khách nào đặt vào khu vực cách ly thì các shipper không dám nhận.

Do tâm lý ai cũng ngại ra đường, nên nghề này được thời. Nhưng nghề nào cũng vậy cũng được cái này mất cái kia, chấp nhận rủi ro.

Nói tóm lại, giữa lúc ai cũng than khó khăn vì dịch bệnh, nếu kịp thích nghi và biết xoay chuyển bán hàng ăn online từ bình dân đến sang chảnh và giao hàng thì có lẽ thu nhập sẽ khá khẩm hơn. Nhưng cần phải chấp nhận rủi ro có thể nhiễm bệnh bất kỳ lúc nào, nên thôi cứ cố gắng thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh.

Hôm rồi em đọc thấy Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM có khuyến cáo này dành cho tài xế giao hàng khá hay nên chia sẻ thêm để mọi người cùng nắm nè.

hình ảnh


Nguồn: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM. 

Thôi thì cứ mong dịch qua sớm để bà con còn làm ăn nữa chứ, ai cũng khó khăn thì biết hỗ trợ nhau bằng cái gì bây giờ, phải không mẹ?