Một câu hỏi quen thuộc trong chương trình Sinh Học THCS như sau: Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? Đáp án cho câu hỏi này không phức tạp, ngắn gọn, dễ tìm thấy ở bất kỳ nguồn nào trên Internet. Tuy nhiên, không phải em học sinh nào cũng hiểu rõ bản chất của đáp án.

Vậy vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? Làm thế nào để giải quyết vấn đề ngập lụt ở nước ta? Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ tìm được câu trả lời chi tiết và khách quan nhất!

hình ảnh

Giải Thích Vì Sao Cây Trên Cạn Bị Ngập Úng Lâu Sẽ Chết?

Mỗi loài sinh vật có môi trường sống khác nhau. Chính vì thế, chúng có những đặc điểm cơ thể tương ứng, thích nghi với điều kiện của môi trường đó. Thực vật cũng vậy!

Giữa cây trên cạn và cây sống trong nước vốn dĩ khác nhau về bản chất môi trường sống. Cây trên cạn tiếp xúc với ít nguồn nước, do đó cấu tạo các bộ phận của cây thường thích hợp với việc tích trữ nguồn nước.

Ví dụ như cây xương rồng đều có thân biến thành nước, lá biến thành gai để tránh thoát hơi nước ở sa mạc; các cây cỏ thấp nhưng có bộ rễ rất dài; các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai,v.v.. Nói cách khác, đặc điểm cấu tạo của thực vật trên cạn thích ứng với việc dự trữ nguồn nước trong thân hoặc truy tìm nguồn nước trong đất.

Khi cây trên cạn bị ngập úng, thân và bộ rễ của chúng chìm sâu trong nước, cơ thể không thể biến đổi ngay lập tức để thích ứng với môi trường nước. Ngược lại, nước trở thành màng ngăn khiến Oxi không thể khuếch tán vào trong đất, phục vụ cho quá trình trao đổi chất ở thực vật trên cạn.

Trong thời gian đủ lâu, các lông hút trên rễ không được Oxi duy trì, chúng sẽ chết, bị thối, ủng,v.v… Điều này đồng thời làm cho cây không thể hút được các dưỡng chất để nuôi cơ thể, phục vụ quá trình quang hợp, làm cho cây bị chết!

Các Biện Pháp Chống Ngập Lụt Ở Nước Ta

hình ảnh

Ngập lụt xảy ra không chỉ mang đến thương vong cho con người, tài sản, ô nhiễm môi trường đất,v.v.. mà còn trực tiếp hủy hoại hệ sinh thái trên cạn. Đối với một số địa phương, ngập lụt xảy ra thường xuyên kéo dài có thể phá hủy cây cối, rừng rậm. Chính vì vậy, cần phải có các biện pháp phòng chống ngập lụt.

Các biện pháp chống ngập lụt ở nước ta hiện nay là:

  • Di dời, di tản những hộ sống ven sông, nơi thường xuyên xảy ra lũ lụt.
  • Xây dựng hệ thống đê điều, kênh mương để kịp thời ứng phó.
  • Trồng rừng và cải tạo, bảo vệ rừng là công tác cấp thiết nhất.
  • Trồng rừng ngập mặn
  • Tăng cường khả năng thoát lũ ở các cửa sông nhờ nạo vét, cải tạo,v.v..
  • Xây dựng hệ thống các hồ chứa cắt lũ ở dọc sông.

Tổng Kết

Hiện tượng lũ lụt kéo dài khiến cho các cây trên cạn bị ngập úng, lâu dần sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái trên cạn. Chính vì vậy, trồng rừng và bảo vệ rừng là nhiệm vụ của mỗi chúng ta.

Trên đây là lời giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết. Theo dõi chúng tôi trong các bài viết tiếp theo để được cập nhật các kiến thức thú vị khác.

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Theo dõi bài viết khác tại đây: Nên Làm Gì Khi Thất Nghiệp Ở Tuổi 50?