TS. BS. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh

Đại học Y Dược TPHCM

Khoa Thận Nội tiết, bệnh viện Nhi Đồng 2

Câu hỏi: Dậy thì sớm là gì?

Giải đáp: Dậy thì sớm là sự phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát như phát triển vú, lông mu, lông nách, nổi mụn, có kinh nguyệt.. trước 8 tuổi ở trẻ gái hay phát triển tinh hoàn, dương vật, lông mu, lông nách…trước 9 tuổi ở trẻ trai.

Câu hỏi: Có phải thời điểm khởi phát dậy thì tính từ lúc trẻ gái có kinh hay không?

Giải đáp: Không. Dậy thì có nhiều giai đoạn.

Biểu hiện sớm nhất của dậy thì ở trẻ gái là khi trẻ bắt đầu phát triển mầm vú. Khi trẻ có kinh nguyệt thì dậy thì đã tiến triển đến giai đoạn muộn. Trẻ bắt đầu tăng chiều cao nhanh từ khi bắt đầu phát triển mầm vú. Sau khi có kinh chiều cao của trẻ sẽ phát triển chậm lại do các đầu xương đã bị cốt hóa đáng kể. Do đó, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ dậy thì sớm có thể bị ảnh hưởng đến chiều cao.

Tương tự, triệu chứng sớm nhất của dậy thì ở trẻ trai là khi trẻ bắt đầu phát triển kích thước của tinh hoàn, biểu hiện này khá kín đáo nên thường bố mẹ hay trẻ khó phát hiện hoặc bị bỏ qua.

hình ảnh

Câu hỏi: Nguyên nhân của dậy thì sớm là gì?

Giải đáp: Loại dậy thì sớm thường gặp nhất là dậy thì sớm trung ương. Cơ chế của dậy thì sớm trung ương là do sự trưởng thành sớm của trục thần kinh – tuyến sinh dục, hoặc do bất thường ở vùng tuyến yên như u não, viêm não, chấn thương…Tuy nhiên, đa số dậy thì sớm trung ương ở trẻ gái là vô căn. Ở trẻ trai khi có dậy thì sớm trung ương cần phải tìm các nguyên nhân của tổn thương ở não như đã liệt kê trên đây.

Các yếu tố nguy cơ của dậy thì sớm có thể được kể đến như béo phì, có tiền căn gia đình bị dậy thì sớm hoặc tiếp xúc với một số chất gây bất thường nội tiết như Phtalates, BPA, DDT…

Câu hỏi: Uống sữa có gây dậy thì sớm không?

Giải đáp: Cho đến nay chưa có bằng chứng uống nhiều sữa gây dậy thì sớm. Trẻ uống nhiều sữa có thể gây béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của dậy thì sớm.

Câu hỏi: Khi trẻ có các dấu hiệu dậy thì sớm tôi phải đưa trẻ đi đến khám ở đâu?

Giải đáp: Khi trẻ có các dấu hiệu dậy thì sớm bạn cần đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa nội tiết Nhi để được chấn đoán và điều trị kịp thời.

hình ảnh

Các giai đoạn phát triển dậy thì

Câu hỏi: Nguyên nhân của dậy thì sớm là gì?

Giải đáp: Loại dậy thì sớm thường gặp nhất là dậy thì sớm trung ương. Cơ chế của dậy thì sớm trung ương là do sự trưởng thành sớm của trục thần kinh – tuyến sinh dục, hoặc do bất thường ở vùng tuyến yên như u não, viêm não, chấn thương…Tuy nhiên, đa số dậy thì sớm trung ương ở trẻ gái là vô căn. Ở trẻ trai khi có dậy thì sớm trung ương cần phải tìm các nguyên nhân của tổn thương ở não như đã liệt kê trên đây.

Các yếu tố nguy cơ của dậy thì sớm có thể được kể đến như béo phì, có tiền căn gia đình bị dậy thì sớm hoặc tiếp xúc với một số chất gây bất thường nội tiết như Phtalates, BPA, DDT…

Câu hỏi: Uống sữa có gây dậy thì sớm không?

Giải đáp: Cho đến nay chưa có bằng chứng uống nhiều sữa gây dậy thì sớm. Trẻ uống nhiều sữa có thể gây béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của dậy thì sớm.

Câu hỏi: Khi trẻ có các dấu hiệu dậy thì sớm tôi phải đưa trẻ đi đến khám ở đâu?

Giải đáp: Khi trẻ có các dấu hiệu dậy thì sớm bạn cần đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa nội tiết Nhi để được chấn đoán và điều trị kịp thời.

Câu hỏi: Trẻ sẽ được thăm khám như thế nào?

Giải đáp: Trẻ sẽ được các bác sĩ khám lâm sàng để xác định các dấu hiệu dậy thì đồng thời xác định giai đoạn dậy thì. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho trẻ làm thêm một số xét nghiệm về nội tiết tố, chụp X-Quang bàn tay để xác định tuổi xương, siêu âm bụng để đánh giá tử cung, buồng trứng. Một số trường hợp trẻ sẽ được chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não để tìm các bất thường trên não gây dậy thì sớm.

Câu hỏi: Trẻ dậy thì sớm trung trung ương sẽ được điều trị như thế nào?

Giải đáp: Không phải tất cả các trường hợp dậy thì sớm đều cần phải điều trị. Các bác sĩ sẽ dựa vào tuổi dậy thì, tuổi xương, giai đoạn dậy thì, tốc độ tiến triển dậy thì để quyết định con bạn có cần điều trị hay không?

Điều trị dậy thì sớm nhằm mục đích cải thiện chiều cao cuối cùng khi trưởng thành, đồng thời làm chậm tiến triển của các dấu hiệu dậy thì như ngừng có kinh, vú nhỏ lại…Từ đó cũng cải thiện các rối loạn về tâm lý của trẻ.

Khi có chỉ định điều trị, trẻ sẽ được tiêm các loại thuốc ức chế dậy thì mỗi tháng hoặc mỗi 3 tháng cho đến khi trẻ được 11-12 tuổi.

Câu hỏi: Tác dụng phụ của thuốc điều trị là gì?

Giải đáp:Trẻ có thể bị đau tại chỗ, đỏ da tại chỗ khi tiêm

Một số nghiên cứu cho thấy mật độ xương của trẻ có thể giảm nhẹ trong quá trình tiêm thuốc, tuy nhiên sẽ phục hồi khi ngưng điều trị.

Về lâu dài, chưa có bằng chứng cho thấy thuốc ảnh hưởng lên khả năng sinh sản về sau. Sau khi ngưng thuốc, trẻ sẽ phát triển các đặc tính sinh dục trở lại. Thời gian có kinh trung bình là khoảng 16 tháng sau ngưng điều trị.

Câu hỏi: Điều gì xảy ra nếu trẻ dậy thì sớm không được điều trị?

Giải đáp: Nếu để diễn tiến tự nhiên, hóc môn sinh dục có thể làm xương phát triển rất nhanh và đóng các đầu xương sớm. Tương ứng trên lâm sàng, trẻ cao nhanh nhưng sẽ ngừng cao sớm. Hậu quả là chiều cao cuối cùng của trẻ sẽ thấp hơn các bạn không bị dậy thì sớm.

Trẻ có thể bị mặc cảm vì ngoại hình của mình khác biệt hơn so với các bạn hoặc gặp khó khăn vì có kinh sớm dẫn đến những rối loạn về tâm lý. Trẻ cũng có nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Do đó, các bậc phụ huynh đưa trẻ đến khám bác sĩ nội tiết Nhi để trẻ được hỗ trợ kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

  1. Jennifer Harrington (2022), “Definition, etiology, and evaluation of precocious puberty” Uptodate online.

  2. Luigi Garibaldi, Chemaitilly W. (2011), "Physiology of Puberty", In: Robert M. Kliegman M BFSM, Joseph W. St. Geme III M, Nina F. Schor M, PhD, Richard E. Behrman M, editor. Nelson Textbook of Pediatrics,19e ed, Elsevier.

  3. Louis GMB. (2008), "Environmental Factors and Puberty Timing: Expert Panel Research Needs", Pediatrics, pp. 192-207.

  4. Berberoğlu M. (2009), "Precocious puberty and normal variant puberty: definition, etiology, diagnosis and current management", Journal of clinical research in pediatric endocrinology, 1, pp. 164-174.

  5. Lee PA, Houk CP. (2007), "Puberty and its disorder", In: Lifshitz F, editor. Pediatric Endocrinology, 2, Marcel Dekker, New York. pp. 273-369.