Nghe tin giá xăng tăng mà em rầu quá, bởi sẽ còn nhiều thứ khác ‘đu đỉnh’ tăng theo. Chi phí tăng trong khi lương vẫn vậy, sống giữa đất Sài thành này không phải là chuyện dễ dàng.

Nhiều tháng qua, trên thế giới, giá lúa mì và các loại ngũ cốc khác rồi thịt và dầu ăn đều tăng mạnh. Theo trang CNBC, dự báo mặt hàng tiếp theo sẽ tăng mạnh là gạo – loại lương thực chính của người dân ở các nước Châu Á.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Pháp Luật. 

Được biết, lệnh cấm xuất khẩu lương thực bị gián đoạn nghiêm trọng từ một số nước chẳng hạn như Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì, còn Ukraine cấm xuất khẩu lúa mì, yến mạch và đường, trong khi Indonesia lại cấm xuất khẩu dầu cọ. Từ đó khiến giá lương thực toàn cầu tăng vọt.

Theo chỉ số giá lương thực từ Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc cho biết liên tục trong vòng 5 tháng qua, giá gạo thế giới đã tăng và hiện tại đang ở mức cao nhất trong vòng 12 tháng. Dù sản lượng tiêu thụ gạo vẫn tốt nhưng giá lúa mì cùng với chi phí canh tác nói chung tăng cao, nên giá gạo vẫn đang trong ‘diện theo dõi’.

Có thể lý giải thêm về vấn đề này rằng khi giá lúa mì tăng nên để tiết kiệm chi phí, mọi người sẽ chuyển sang dùng gạo thay thế và điều này khiến nhu cầu dùng gạo tăng và lượng dự trữ sẽ giảm, điều đó gián tiếp thúc đẩy giá gạo tăng vọt.

Cách đây không lâu, Reuters chia sẻ rằng các nhà giao dịch gạo đã tăng cường mua gạo Ấn Độ trong vòng 2 tuần liên tiếp và điều này khiến các chuyên gia lo lắng rằng có khả năng nước này sẽ đưa ra lệnh cấm xuất khẩu gạo trong vài tuần tới đây. Giá gạo càng tăng thì khả năng nước này đưa lệnh cấm xuất khẩu gạo càng lớn.

Trong khi thực tế có 2 trường hợp tăng giá, một là để bù đắp chi phí và mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp sản xuất gạo và hai là vì lệnh cấm xuất khẩu khiến giá cả đẩy lên cao. Tuy nhiên, theo đại diện Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế ở Đông Nam Á cho rằng, giá gạo tăng vậy thì tại sao người nông dân lại không được hưởng lợi từ việc tăng giá này?

Nhìn tổng quan toàn cầu để quay ngược về thị trường trong nước, Việt Nam mình vốn là nước xuất khẩu gạo với sản lượng lớn, song hồi năm ngoái, theo con số thống kê, chúng ta vẫn nhập lượng lớn gạo từ Ấn Độ.

Có lẽ nói tới đây, mọi người sẽ thắc mắc tại sao chúng ta là nước xuất khẩu gạo lớn lại phải đi nhập khẩu gạo từ Ấn Độ? Theo các chuyên gia chia sẻ việc làm như vậy là hết sức bình thường dưới góc độ thương mại, vì giá gạo Ấn Độ rẻ hơn Việt Nam nên nhiều doanh nghiệp đã nhập về để chế biến các sản phẩm làm từ gạo và phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi. Việc doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gạo từ Ấn Độ cũng tương tự nước này nhập khẩu gạo Việt Nam, trong xu thế hội nhập quốc tế đó là điều bình thường, chẳng có gì là lạ cả.

Hiện tại, chúng ta đang hướng đến sản xuất các loại gạo thơm và có chất lượng, nên lẽ dĩ nhiên sẽ thiếu hụt các loại gạo dùng để chế biến các sản phẩm như bún, phở… và thức ăn chăn nuôi. Và giá gạo Ấn Độ rẻ hơn nên được lựa chọn nhập khẩu.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Nhân dân và Unplash. 

Thời gian tới, khi giá gạo này tăng lên có thể sẽ khiến giá cả các sản phẩm làm từ gạo cùng với thức ăn chăn nuôi tăng lên. Thế nên, bà con đọc để nắm tình hình sắp tới và ‘liệu cơm gắp mắm’, chuẩn bị điều kiện tài chính cho bản thân cùng gia đình nha.