Sài Gòn những ngày này ai cũng khổ nhưng với những người nghèo còn mắc nCoV thì đúng là không còn từ nào diễn tả được.

Nếu ai xem phần đăng tải hôm nay trên trang Sức khỏe ĐS cũng sẽ không cầm lòng được mà rớt nước mắt. Tại một khu vực nào đó của bến xe miền Tây ngày 22/8, gần 400 người dân Cần Thơ sinh sống, học tập và làm việc tại TP.HCM đang thấp thỏm chờ đợi kết quả xét nghiệm để được lên xe về quê tránh dịch.

Trên chuyến xe ấy, ai cũng như trút được gánh nặng vì có thể cùng người thân, bạn bè rời xa ‘điểm nóng’ nCoV.

hình ảnhNgười phụ nữ ngồi 1 mình cô độc với hành lý, Ảnh cắt từ clip 

Giữa ồn của còi xe, bà Nguyễn Thị Kim Loan ngồi đó một mình với chút hành lý. Giờ này, được lên đường về quê là một may mắn. Thế nhưng, lòng bà trĩu nặng và khắc khoải. Bởi vì, người bạn đời của bà đã vội bỏ bà đi sang thế giới bên kia trước một bước, ông nhiễm nCoV và qua đời ở tuổi 53.

Trong tiếng khóc nấc nghẹn ngào, bà Loan kể lại: Vợ chồng bà vốn ở Cần Thơ, sinh được 2 người con 1 trai 1 gái. Thế nhưng hoàn cảnh éo le làm sao khi cậu con trai lại qua đời vì căn bệnh u não. Còn cô con gái thì đã gả chồng.

hình ảnhNgày trở về, lòng người vợ trĩu nặng khi người thân nhất đã ra đi vì đại djch. Ảnh cắt từ clip

Chồng mất vì nCoV, lúc đi 2 nhưng về chỉ có 1

Vì gia cảnh nghèo khó, vợ chồng bà quyết định rời quê lên TP. HCM làm. ‘Lúc đi thì hai vợ chồng nhưng giờ ổng mất rồi còn mình ên đi về’, bà nói.

Bà kể, chồng bà trước đó nhiễm nCoV nên được ‘cách ly ở chỗ trường cấp 2 gì đó tôi không biết chữ’. Sau 4 ngày, chồng bà Loan được chuyển qua bệnh viện Bình Chánh thêm 9 ngày nữa rồi qua đời.

Cách đây 2 tuần, bà được thông báo rằng chồng mình đã qua đời. Ngày 22/8 là ngày bà được hỗ trợ về quê nhưng cũng là 14 ngày ngày mất của chồng. Suốt 14 ngày một mình ‘gặm nhấm’ nỗi đau mất mát ở căn phòng trọ nhỏ bé. Đây là nơi hai vợ chồng bà đã sinh hoạt hơn 1 năm qua. Nhìn đâu cũng thấy người khiến nỗi nhớ nhung, đau đớn càng tăng thêm gấp bội.

Trước đó, hai vợ chồng vẫn đi làm cho công ty. Nhưng từ khi Chỉ thị 16 ra thì hai vợ chồng chỉ ở phòng trọ thôi chứ không đi đâu cả. ‘Rồi ở đó có người bị bệnh, rồi cái nó lây’, bà nói.

‘Mà giờ hài cốt của ổng chưa có lấy. Tại vì hôm đó em mệt quá, các chú hỏi có mang về nhà trọ không mà em không có dám mang về nhà trọ. Vì đó là nhà trọ mình ở tạm thời chứ đâu có ở mãi đâu mà mang về. Thế nên em nói là thôi chú ơi, chú thông cảm đi, chị yếu bóng vía lắm, mang về đây chị sợ chị bệnh. Để khi nào hết dịch rồi em đi lấy hài cốt của chồng em về’, bà bộc bạch. Còn gì xót xa hơn khi chồng mất mà tới nắm tro lạnh lẽo của chồng cũng chẳng thể lấy về để thờ phụng.

Nhìn hũ tro tàn khiến bà thêm đau lòng nhưng ít nhất vẫn còn cảm nhận thấy được người chồng bên mình. Vậy mà giờ đến hũ tro tàn ấy bà cũng chẳng thể mang về, phải chờ tới khi hết dịch mới có thể lên đưa chồng về nơi an nghỉ. 

Ngày rời quê lên thành phố, ai cũng nghĩ ngày trở về vẫn sẽ như thế. Nào ai nghĩ khi về, hai người lại ở hai thế giới như thế này. ‘Hai vợ chồng lên đây làm cũng được mấy năm, bữa nay ổng mất rồi, còn có mình ên’, câu nói của bà khiến những người xung quanh nghe xong cũng không nhịn được xót xa. 

hình ảnh

Bà bảo giờ về thì cũng ở với con gái và con rể chứ biết ở với ai bây giờ. Ảnh cắt từ clip

Bà bảo chồng mất rồi, bà cũng trả nhà trọ để về quê hẳn luôn, cũng may là chủ nhà trọ thương tình nên không lấy tiền nhà. Giờ này về quê, bà cũng chưa biết sẽ làm gì để sống. Nhà cửa không có, công việc thì không. Bây giờ, bà về ở với cô con gái đã lấy chồng thôi chứ cũng chẳng biết ở với ai. Có mỗi người bạn đời ngày đêm chia ngọt sẻ bùi thì đại dịch đã cướp ông đi khỏi tay bà.

Những ngày kế tiếp, rồi bà sẽ phải làm gì khi nhìn đâu cũng nhớ người. Đã đi được hai phần cuộc đời, vậy mà những ngày ở tuổi xế chiều này lại chẳng còn người bầu bạn ở bên. Tình cảnh sao mà éo le, bất hạnh đến vậy.

TP.HCM djch căng thẳng, xét nghiệm nhanh cho người dân được các tỉnh đón về quê

Từ ngày 274 – ngày bắt đầu làn sóng dịch thứ 4 tới nay, cả nước đã ghi nhận hơn 354.000 ca nhiễm với hơn 8.600 người qua đời vì nCoV.

Trong đó, TP. HCM vẫn là ‘điểm nóng’ số 1 khi nơi này đã ghi nhận hơn 180.000 ca nhiễm, tỷ lệ ở mức 1.994/100.000. Nghĩa là cứ 100.000 người thì có 1.994 ca nhiễm.

Cũng tại TP. HCM tính tới 24/8, toàn thành phố ghi nhận hơn 6.800 trường hợp qua đời, tỷ lệ người mất vì dịch ở đây ở mức 76/100.000 người.

Mới đây, Sở Y tế TP. HCM vừa ra văn bản chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) phân bổ sinh phẩm xét nghiệm nhanh cho người dân có nguyện vọng về quê theo danh sách thống kê của các tỉnh.


Theo đó, Sở đề nghị UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức phối hợp, hỗ trợ các trung tâm y tế tổ chứ xét nghiệm nhanh kháng nguyên PCR cho người dân về quê được các tỉnh thành tổ chức đón. 

Người dân sẽ được tập kết di chuyển đến các vị trí như sân bay, ga tàu, bến xe… được chỉ định sẵn và tiến hành lấy mẫu test nhanh. Việc này nhằm tạo điều kiện cho người dân, người lao động cư trú trên địa bàn thành phố có nguyện vọng về quê. Đồng thời, tránh xảy ra tình trạng người dân tự ý di chuyển bằng xe cá nhân, không đảm bảo yêu cầu kiểm soát, phòng chống dịch.

Nguồn: Tổng hợp