Kèm con làm bài đôi lúc tức điên nhưng bộp tai mạnh đến thủng màng nhĩ thế này thì ghê quá.

Việc kèm con làm bài tập mỗi ngày thực sự thách thức sức chịu đựng của cha mẹ, tốt nhất những người nóng tính, yếu tim, không kiểm soát được cảm xúc thì không nên dạy con học làm. Chứ nóng tính lên rồi xảy ra chuyện như ông bố tát thủng màng nhĩ con khi kèm bài tập về nhà thì có hối hận cũng không kịp đâu.

Nữ sinh 13 tuổi ngồi học 16 tiếng 1 ngày bị thoát vị đĩa đệm, đi lại bủn rủn, lưng còng queo như cụ già

Bé 7 tuổi học bài đến 10 giờ đêm, mặt tím tái gục xuống bàn rồi không bao giờ dậy nữa

Bố kèm con học tức giận đến mức bộp thủng màng nhĩ con

Không biết từ bao giờ việc kèm con học bài, làm bài tập về nhà lại trở thành nguyên nhân chính dẫn đến xung đột gia đình. Nhà nào có cha mẹ nóng tính, gắt gỏng thì xác định mỗi tối học bài là mỗi lần nhà cửa căng thẳng, có khi tràn ngập tiếng la hét, thậm chí đánh mắng.

hình ảnh

Ảnh: sohu

Cách đây vài ngày, ông Chen ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã tức giận bộp tai con khi đang kèm con học bài. Hậu quả là đứa trẻ lùng bùng lỗ tai, không nghe được và phải đưa đi bệnh viện. Theo bác sĩ, màng nhĩ một bên tai của bệnh nhi bị thủng, có triệu chứng xuất huyết, chẩn đoán bị thủng do chấn thương khiến thính lực bị suy giảm.

Bác sĩ cho biết đây không phải trường hợp hiếm, mỗi năm có vài vụ nhập viện bị chấn thương ở tai đều do bài tập về nhà. Nếu không kịp thời chữa trị có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể điếc. Về phần em bé này, rất may, sau một tháng tai đã hồi phục và chưa thấy di chứng gì.

hình ảnh

Ảnh: sohu

Quản lý cơn nóng giận khi kèm con làm bài tập về nhà

Khoan nói đến chuyện lỡ tay làm hại con như trường hợp ông bố trên đây, việc quát mắng trong lúc dạy con học cũng đủ khiến đứa trẻ chịu đựng tổn thương, học hành sa sút. Trước đây từng có nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ bị quát mắng trong thời gian lâu có thể bị chậm phát triển trí não, tâm lý sợ sệt, nhút nhát, thần kinh không ổn định.

Do đó, khi kèm con làm bài tập về nhà, nếu nóng giận, hãy thử các biện pháp sau đây:

1. Tạm rời khỏi đó chốc lát

Hãy rời khỏi đúng lúc, cho dù đang kèm con làm bài tập nhưng nếu không thể kiềm chế được nữa cứ đứng lên đi lại vài vòng hoặc đi rửa mặt, uốn nước đều được. Sau khi ổn định cảm xúc hãy quay lại, lúc này sẽ dạy con học trôi chảy hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn.

hình ảnh

Ảnh: sohu

2. Đếm thầm 10 giây trước khi nổi giận

Nếu máu nóng dồn lên não, hãy đếm thầm trong bụng từ 1 – 10, nếu chưa nguôi giận lại đếm thêm 1 lần nữa. Cho đến khi cơn giận vơi bớt hãy kèm con làm bài tập tiếp tục. Vì đang giận thì chỉ thường là quát thôi chứ không dạy được.

3. Chấp nhận con học không giỏi

Vì khi chấp nhận được chuyện này sẽ không còn quá khắt khe khi dạy con học. Cứ từ từ mà dạy, sức học của con tới đâu thì cứ dạy đến đó, có ép cũng không vào đầu con thêm được. Bài tập con làm chậm thì cứ từ từ, câu dễ làm trước, câu khó làm sau.

Dù tức điên đến đâu đi nữa, việc động tay chân với con vì tức giận là không chấp nhận được. Một khi cơ thể con bị tổn thương thì không gì có thể cứu vãn được.