Dù đã ly hôn, người vợ vẫn phải về nhà chồng cũ nấu đám giỗ bởi lý do khó lòng từ chối được. 

Thông thường, sau khi đường ai nấy đi, nhiều cặp đôi rất khó chạm mặt lại nhau. Nếu có, vợ chồng gặp lại cũng chỉ vì trách nhiệm với con cái. Tuy nhiên, người phụ nữ trong trường hợp bên dưới phải bất đắc dĩ đến nhà chồng cũ mỗi khi có đám tiếc dù trong lòng cảm thấy hậm hực. 

“Tôi không biết kiếp trước mình nợ nần gì chồng cũ. Để rồi bây giờ, mặc dù đã chia tay, anh ta vẫn không chịu buông tha cho tôi”, người phụ nữ trải lòng. 

Theo chia sẻ, cô và chồng cũ quen biết qua mai mối. Trong khi cô gái 29 tuổi còn độc thân thì đối phương từng qua một đời vợ. “Thật lòng mà nói, tôi không phải là gái ế gì cả. Chỉ là cứ mải mê học hành rồi lại lo cho công việc. Thành ra, khi đã bước sang tuổi 29, tôi vẫn chưa chốt được người đàn ông nào. Nghĩ rằng bố mẹ là những người từng trải nên có mắt nhìn người, tôi cũng nghe lời tìm hiểu xem sao”, người phụ nữ kể. 

Sau 5 tháng quen nhau, cô phát hiện có thai. Sau bao suy nghĩ đắn đo, cuối cùng cô quyết định giữ lại con và làm đám cưới gấp để bụng chưa to hơn. Ngày cưới, cô dâu nhận được nhiều vàng từ nhà chồng nhưng sự thật lại chua chát vô cùng. 

“Vừa cưới buổi sáng thì buổi tối, chồng tôi lột sạch vàng mang đi trả nợ. Anh ta bảo vay mượn bên ngoài để mua vàng, chứ đời nào có tiền mà làm to như thế.

Chẳng qua vì cưới lần 2 nên anh ta muốn phải thật hoành tráng để người ngoài nhìn vào phải ngưỡng mộ. Cuối cùng tổng kết lại, tôi cũng chỉ có 2 cây vàng làm vốn phòng thân mà thôi”, cô kể. 

hình ảnh

(Ảnh minh họa trái: VietNamNet / Ảnh minh họa phải: Sohu)

Chưa hết, về sống chung, cô mới biết chồng có tính gia trưởng lại lăng nhăng. Dù kiếm được nhiều tiền, mỗi tháng anh đưa vợ 4 triệu để chi tiêu sinh hoạt.  

Đâu chỉ có vậy, đến khi cưới rồi tôi mới nhận ra, chồng mình là người đàn ông vừa gia trưởng “Số còn lại thì đưa hết cho mẹ. Hồi đầu tôi nói đưa lương vợ giữ, chồng còn gạt phăng: “Nghĩ gì mà đưa cho vợ, rồi mấy nữa tiền anh làm ra lại phải ngửa tay xin em à? Mơ đi”. 

Không muốn nói qua nói lại nên sau đó, tôi cũng chẳng đòi hỏi hay làm căng lên nữa. Chỉ là mọi người nói xem, nhà có 2 người lớn, lại thêm cả đứa trẻ con vẫn tốn tiền bỉm sữa, làm sao có thể tiêu trong 4 triệu?

Tôi đã phải lấy cả tiền tiết kiệm của mình ra để trang trải sinh hoạt. Vậy mà chồng chẳng biết đó là đâu. Cứ tổng kết cuối tháng và nhìn vào đống hóa đơn, anh ta lại chép miệng:

“Đúng là miệng ăn núi lở, ở quê mà được chồng cho ngần ấy tiền thì để dư ra được bao nhiêu rồi đấy. Em xem lại cách chi tiêu đi”. 

Hồi con nằm viện, tôi muốn đưa thằng bé đến viện lớn để kiểm tra và khám cho yên tâm. Nhưng chồng nhất quyết không chịu. Anh ta nói ra viện lớn tốn kém còn chuyên môn thì chỗ nào chẳng giống nhau.

Kết quả là đợt ấy, thằng bé phải nằm viện cả tháng mới được về nhà. Nghĩ cũng chán nhưng vì con, tôi vẫn cố để con có được một gia đình êm ấm. Có điều cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, người vợ tủi hờn kể lại. 

Khi con 4 tuổi, cô còn ngỡ ngàng phát hiện chồng qua lại với người phụ nữ khác. Đáng nói, hai người đã ở với nhau được 3 năm. Không thể tha thứ, người vợ nộp đơn ly hôn. 

“Về tài sản, tôi được chia một phần tiền. Còn về con, tôi rất muốn mang thằng bé đi theo. Chỉ là chồng cũ của tôi kiếm được tiền, lại thương con vô cùng. Thành ra, khi anh ta nói sẽ nuôi con, tôi đã đồng ý vì nghĩ con ở với bố tốt hơn là sống chung với mình.

Sau ly hôn, tôi cố gạt đi chuyện quá khứ để hai người xem nhau như bạn bè. Đổi lại, tuần nào tôi cũng được đón con về nhà 2 đêm”, người phụ nữ trải lòng. 

Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Dù đã ly hôn, người chồng vẫn réo vợ cũ về nấu cỗ cho mấy chục người ăn mỗi khi nhà có đám giỗ. Thấy quá vô lý, cô từng phản đối nhưng người chồng lại lấy con ra để dọa. 

“Tôi cũng từng phản kháng và bảo chẳng còn gì với nhau để tôi phải làm việc ấy. Vậy mà anh ta lại cười khẩy:“Nếu cô không sang thì từ nay đừng hòng gặp thằng Mít. Đấy, chọn đi”.

Thế là vì con, tôi lại cắn răng sang làm cho nhà chồng cũ, dù chẳng còn quan hệ gì với gia đình họ nữa. Hôm vừa rồi, một mình tôi làm quần quật để nấu cho 42 người ăn, mệt lắm nhưng chẳng biết than với ai”, người phụ nữ ấm ức. 

Tình cảnh của cô gái này khá ngặt nghèo, vì điều kiện không cho phép nên đành để con cho chồng nuôi. Từ đó, việc cô đến thăm con càng trở nên khó khăn, thậm chí còn là điểm yếu để người chồng cũ lợi dụng. Tuy nhiên, mình nghĩ việc mẹ đến thăm con sau khi ly hôn với chồng là điều hoàn toàn bình thường và được pháp luật bảo vệ. Người mẹ có thể từ chối những yêu cầu vô cớ từ chồng cũ và vẫn được quyền thăm con. Trong tình cảnh vượt quá mức chịu đựng, mình nghĩ cô có thể nhờ đến pháp luật can thiệp và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.