Biểu cảm “chán cả thế giới” dễ thương chịu không nổi cô chú ơi, chán quá nên sau đó con ngủ cho quên sầu luôn đó cô chú.

Vì cháu, bà nội có thể làm tất cả, như chuyện mở cửa tủ lạnh cho cháu hóng mát khi cúp điện chẳng hạn. Mà đáng lẽ người ta được hóng mát tủ lạnh thì phải “phê” mới đúng.

Đằng này lại kiểu sầu đời hết sức. Biểu cảm chán đời dễ thương của em bé khi cúp điện khiến dân tình một phen rụng tim. Trẻ con đúng là liều thuốc yêu đời hữu hiệu nhất thế gian mà. Nhìn là tự nhiên có niềm vui cuộc sống liền.

Biểu cảm chán đời của em bé nóng vì cúp điện

Trời nóng, người lớn thì còn ráng mà chịu, cùng lắm thì kiếm cái quạt tay chứ “bọn không răng” thì thua. Trẻ con nghe nói là thân nhiệt thường cao và thấy nóng hơn người lớn.

Cho nên gặp trời nóng mà cúp điện thì thôi, trẻ con khóc quấy, bứt rứt dữ lắm. Như bé trai trong những bức ảnh được dân mạng xứ Trung nhiệt tình chia sẻ. Nhà con chẳng may cúp điện, nhưng biểu cảm chán đời dễ thương của em bé mới là điểm nhấn.

hình ảnh

Ảnh: sohu

Thường ngày ở nhà bà sẽ bật điều hòa cho nên rất thoải mái. Giờ tự nhiên cúp điện đột ngột, con không chịu nổi trời nóng luôn. Mà nghe bảo là mấy bức ảnh này được chụp hồi hè, lúc mà trời nắng muốn cháy cả con người đó các mẹ.

Bà nội siêu nhân đã nghĩ ra được một cách là tận dụng hơi mát còn lại trong ngăn đá tủ lạnh để cho cháu cưng hóng mát. Bà bố trí cái ghế, lót thêm cái gối làm đệm, rồi mở ngăn đá tủ lạnh cho phà hơi mát ra.

Bé cưng cứ việc ngồi lên ghế, tựa đầu vào gối, cứ như đi hóng mát ở bãi biển. Nhưng cái biểu cảm sầu đời gì thế kia, mặt rầu như mất sổ gạo. Ai kêu trời đang nóng thì đi cúp điện, mấy chú nhà đèn làm ăn gì kỳ ghê.

Nghe kể là sau đó, dù đang rất rầu nhưng vẫn đi ngủ ngon lành. Bà nội thấy cháu đã ngủ say thì bế lên giường. Sau đó quay lại nấu cho hết đống đồ ăn trong ngăn đá đã bị chảy hết. Vì cháu nội, hy sinh chút cũng được.

Cả bà lẫn cháu đều ghi điểm về độ dễ thương, nhưng nhắc nhở là không nên làm cách này nha mọi người. Chỉ là hết cách thì mới dùng tạm thời chứ không thể tùy tiện phả hơi tủ lạnh vào người bé được đâu ạ. Nó khác với hơi lạnh của điều hòa lắm.

hình ảnh

Ảnh: sohu

Cách nhận biết con đang nóng, lạnh

Thật ra nhiều lúc trẻ không quá nóng hay quá lạnh như người lớn nghĩ. Để biết được chính xác con đang nóng hay lạnh thì cha mẹ cần xem đúng vị trí. Không phải cứ thấy tay chân con lạnh là con lạnh đâu.

Một bác sĩ nhi cho biết, đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, lượng máu của các chi ít hơn so với các cơ quan nội tạng. Do đó, các mạch máu dẫn đến các đầu chi sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ.

Cách phán đoán chính xác là sờ gáy trẻ. Gáy trẻ khô, ấm nghĩa là con đang bình thường, không nóng không lạnh. Nếu ra mồ hôi thì con đang nóng, nếu lạnh thì có nghĩa con đang lạnh.

hình ảnh

Ảnh: sohu

Chữa nóng cho con khi trời oi bức

1. Phục hồi nước kịp thời

Quan sát tình trạng đi tiểu của bé, nếu ít hơn bình thường và có màu sậm hơn thì nên chú ý bổ sung thêm nước cho bé.

Vào mùa hè, sau khi trẻ đổ mồ hôi, có thể áp dụng nguyên tắc cho trẻ uống nước trong một khoảng thời gian. Ví dụ cho trẻ uống nước cách 1 - 2 tiếng khi ở trong nhà và 30 phút - 1 giờ khi ở ngoài trời.

2. Chống nắng cho con khi ra ngoài


Sự phát triển da của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, nên khi đưa con ra ngoài trời, mẹ phải nhớ chống say nắng và hạ nhiệt cho con. Hoặc có thể cho con ra ngoài chơi từ 8 – 9 giờ sáng và từ 4 – 6 giờ chiều.

3. Lưu ý nhiệt độ điều hòa

Dù trời nóng thì cũng nên để nhiệt độ điều hòa ở nhà ở mức 25 - 30 độ C. Không nên để quạt điều hòa thổi trực tiếp vào người bé để tránh bị cảm lạnh. Nếu cúp điện khi trời nóng, mẹ có thể hạ nhiệt cho con bằng cách tắm hoặc lau người cho bé. Khi tắm, nhiệt độ nước không được quá nóng, tốt nhất là khoảng 37 – 38 độ C.

Thông tin tham khảo Sohu