Người mẹ cho biết con trai của mình quá nặng nên không thể mặc vừa quần áo trẻ sơ sinh và sau đó người chồng đã phải đến cửa hàng để mua đồ dành cho trẻ từ 3-6 tháng tuổi

Theo đó, người mẹ Jade Bayer (33 tuổi) cho biết ban đầu cô đã đăng ký sinh mổ vì trọng lượng thai nhi khi siêu âm quá lớn, nhưng khi đến Bệnh viện Hoàng Gia Worcestershire thì các bác sỹ cho biết cô có khả năng sinh thường tốt nên Jade đã phải đối mặt với cơn chuyển dạ suốt 16 tiếng để vượt qua cơn đau đẻ dữ dội. Sau đó Ronny-Jay (tên đứa trẻ) đã đến thế giới với cân nặng 5.14kg, người mẹ miêu tả lúc đó cậu bé trông giống như một quả bóng bowling hoặc một chú chó nhỏ.

hình ảnh

Ngoại hình của người mẹ Jade Bayer khi mang thai. Nguồn hình: mirror

Các nữ hộ sinh sửng sốt tiết lộ tổng kích thước siêu khủng của Ronny là nặng nhất tại bệnh viện và phải kiểm tra đi kiểm tra lại cân nặng của cậu bé. Chị Jade chia sẻ: "Tôi nằm trên bàn đẻ mà thật sự không hiểu vì sao các y tá cứ bế con tôi xuống rồi lại đặt lên cân, sau đó còn bảo nhau "cân hỏng rồi" cho đến khi một nữ y tá thốt lên đây là em bé nặng cân nhất tại bệnh viện.  Sau đó, tôi nghe một người khác nói rằng dây rốn của Ronny-Jay trông như một sợi dây to".

hình ảnh

Nguồn hình: mirror

1 bác sỹ đỡ đẻ cho biết cân nặng của Ronny bằng đứa trẻ 3 tháng tuổi. Người mẹ cho biết con trai của mình quá nặng nên không thể mặc vừa quần áo trẻ sơ sinh và sau đó người chồng đã phải đến cửa hàng để mua đồ dành cho trẻ từ 3-6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, Jade còn cho biết cô ấy đã phải từ bỏ việc cho con bú sữa mẹ, do không thể đáp ứng được nhu cầu sữa của cậu con trai.

hình ảnh

Nguồn hình: mirror

Chị Jade cũng tiết lộ thêm chị là một bà mẹ chuyên sinh con to. Bằng chứng là con gái đầu Analise (14 tuổi) chào đời với cân nặng 4,46kg, cặp song sinh Vinny và Shilo nặng lần lượt là 3,20kg và 3,34kg.

Nhiều bác sỹ cũng cho biết cậu bé  Ronny mặc dù trọng lượng cơ thể rất nặng nhưng thật may mắn vì cậu bé không gặp nguy hiểm về vấn đề sức khỏe. Thông thường những trẻ có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn có thể nguy hiểm chính sức khỏe bé và mẹ trong quá trình thai nghén. Chính bản thân các bé có thể gặp nguy cơ hạ đường huyết do bé không đủ lượng đường trong máu mà khi đó insulin vẫn tồn tại trong cơ thể.

Bé có thể chậm phản xạ khóc, khóc yếu, dễ ngừng thở từng cơn, không chuyển động và các cơn ngất lịm sau khi bé ra đời. Trường hợp chuyển dạ kéo dài mà nồng độ đường huyết quá thấp có thể dẫn đến những tổn thương não và để lại di chứng trí nhớ, giảm trí tuệ trẻ về sau.

Ngoài ra, bé quá nặng cân sẽ gây nguy cơ cho mẹ khó đẻ đường dưới. Bên cạnh đó, những nguy cơ chảy máu, đờ tử cung, tổn thương tầng sinh môn cũng gia tăng nếu khung chậu của thai phụ chưa thể giãn nở đủ phù hợp kích thước thai nhi.

Vì vậy trong thời gian mang thai, để cân nặng của thai nhi đúng tiêu chuẩn, người mẹ  nên có chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Tránh trường hợp thai quá nhỏ dẫn đến sinh non hay quá to khiến cho sinh đẻ khó khăn. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút một ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.