Bi kịch lớn nhất của đời người là người tóc bạc tiễn người tóc xanh, đó là một nỗi đau thấu tim, suốt phần đời còn lại sẽ chìm trong sầu đau.

Con người ta khi về già, mọi nhu cầu đều hạ thấp, chỉ mong con cháu khỏe mạnh là đủ vui vẻ. Nhưng trên đời này vạn vật khó lường. Khó ai biết được tai nạn, bệnh tật lúc nào sẽ đến. Người làm cha làm mẹ, đau khổ nhất trong đời có lẽ là m.ất con. Nhưng đau khổ hơn cả là vẫn phải tiếp tục sống và tự hỏi rằng, tại sao mọi thứ lại không theo quy luật sinh lão bệnh t.ử, tại sao con trẻ lại ra đi trong khi cha mẹ vẫn còn sống.

Cô giáo Từ là một giáo viên tiểu học. Cô hiền lành, tốt bụng, ở trường rất được học sinh yêu mến. Còn ở nhà, chồng và nhà chồng vô cùng yêu quý cô. Hai vợ chồng là cặp đôi nổi tiếng trong trường đại học. Chồng cô hết mực yêu thương vợ. Họ có hai con đủ nếp đủ tẻ. Gia đình chồng phụ giúp chăm cháu. Cuộc sống tuy không sang giàu nhưng ấm áp.

hình ảnh

Ảnh 163

Nhưng niềm hạnh phúc này đã bị phá vỡ bởi một căn bệnh bất ngờ. Vào năm ngoái, chồng cô giáo được phát hiện mắc bệnh thiếu má.u bất sản và cần ghép tủy nhưng không tìm được người hiến tặng phần cơ thể. Chồng không qua khỏi, trụ cột gia đình không còn.

Sau khi người chồng ra đi, cô giáo Từ một mình gồng gánh nuôi cả gia đình. Bố mẹ chồng đã ngoài 70 tuổi, bệnh tật triền miên. Con trai 9 tuổi, con gái 4 tuổi, gánh nặng chăm sóc cả gia đình đè nặng lên vai chị. Vừa giúp chồng phụng dưỡng bố mẹ chồng già yếu, vừa lo cho con cái khôn lớn, thực tế các khoản chi tiêu của cả gia đình đã khiến cô giáo kiệt quệ. Chạy vạy mưu sinh hàng ngày, cô không còn thời gian để nhấm nháp vết thương, thậm chí không còn thời gian mà buồn. Để tăng thêm thu nhập, cô giáo bán thêm hàng online. Việc đưa đón, chăm sóc con cái đều giao cho bố mẹ chồng. Mỗi khi cô giáo Từ trở về nhà cuối ngày, tâm trạng mệt mỏi chán nản, bố mẹ chồng luôn chào đón bằng những nụ cười. Về nhà thì cơm canh đã ấm, các con đã tắm rửa, học hành xong xuôi đâu vào đó. Có lúc cô con dâu nghĩ rằng bố mẹ chồng có lẽ đã chấp nhận sự thật, thoát khỏi nỗi đau mất đứa con trai duy nhất. Cô con dâu nghẹn đắng lòng, nghĩ rằng có lẽ trong nhà này chỉ có mỗi mình là nhớ thương người đã khuất. Có phải bố mẹ chồng quá vô tư không?

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Xuite)

Một ngày cuối năm, nhà trường cho nghỉ 3 tiết cuối, cô giáo Từ về nhà sớm hơn thường lệ. Nhưng cảnh tượng trước mắt đã phá vỡ mọi suy nghĩ của cô. Trước đây khi cô đi làm về, nhà cửa luôn sạch sẽ, bố mẹ chồng đã đón con và chuẩn bị cơm nước. Cô không bao giờ hỏi ngoài thời gian đó, họ đã làm gì.

Nhưng hôm đó về sớm, cô hiểu rằng trái tim của bố mẹ chồng đã đi theo con trai họ. Và vì cô giáo Từ không nói với bố mẹ chồng rằng cô sẽ đi làm sớm nên nhà chồng không có bất kỳ sự chuẩn bị nào.

Vừa mở cửa, cô đã thấy bố chồng đang ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ, thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ, bất động như một bức tượng điêu khắc.

Mẹ chồng đang dựa vào cửa sổ, nhìn ra ngoài cửa sổ với khuôn mặt không chút biểu cảm. Hai người khá im lặng, hoàn toàn im lặng, hoàn toàn khác với bố mẹ chồng vui vẻ, cười nói luôn miệng mà cô giáo Từ thường thấy.

hình ảnh

Ảnh 163

Họ thậm chí còn không để ý rằng con dâu đã bước vào nhà cho đến khi cô giáo Từ đến gần và hỏi: “Bố, sao bố không ở trong nhà?”

Rõ ràng con dâu về sớm khiến họ bất ngờ, mẹ chồng còn hỏi: “Sao con về sớm thế?”

Chính cảnh tượng này đã phá vỡ mọi suy nghĩ không tốt trong lòng cô con dâu. Từ khi chồng không còn nữa, cô giáo Từ luôn cho rằng chỉ mỗi mình phải cố gắng vì gia đình này. Dù khó khăn hay mệt mỏi, cô luôn để tâm đến các con mình. Con cả vốn là người hiểu chuyện, biết điều, ít khi nói về cha mình, nhưng sự nhạy cảm này khiến người mẹ như cô Từ cảm thấy đau khổ. Cô con gái út nghĩ rằng cha mình vẫn đang được điều trị trong bệnh viện và nũng nịu đòi đến thăm cha nhưng cô Từ luôn tìm lý do để trì hoãn.

Chỉ có bố chồng và mẹ chồng là cô bỏ qua chuyện để ý đến tâm trạng ra sao. Họ vẫn đưa đón cháu, chơi với cháu, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm ngon chờ con dâu…Cô giáo Từ đã phớt lờ nỗi đau mất người thân của ông bà nội hai đứa trẻ.

hình ảnh

Ảnh 163

Con mất cha, vợ mất chồng, nỗi đau này nếu đặt lên bàn cân với nỗi đau của cha mẹ mất con, khó có thể nói bên nào nặng hơn bên nào. Nỗi tuyệt vọng của hai người tóc bạc gửi đến người tóc xanh ở cửu tuyền chỉ dám lặng lẽ ở ban công nhà trong một chiều yên tĩnh. Họ chỉ đang hít thở mỗi ngày chứ không phải đang sống. Họ chỉ đang cố gắng gượng tươi cười trước mặt con dâu và cháu nội. Họ bất đắc dĩ phải diễn vì không muốn con dâu lo lắng bởi họ hiểu cô đã rất mệt mỏi rồi, không muốn con dâu phải buồn.

Họ chỉ có thể giấu tất cả nỗi buồn vào trong lòng và nếm trải nó một mình khi không có ai ở nhà. Bóng dáng tiều tụy thẫn thờ nhìn xa xăm của hai ông bà lão khiến người ta xót xa. Cô giáo Từ về sớm thấy cảnh này cũng tự trách mình quá vô tâm. Người đã khuất đi rồi, cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, con cháu vẫn cần ông bà, con dâu vẫn cần sự giúp đỡ của các cụ.