Đậu đại học Y chỉ là khởi đầu, để có thể trở thành bác sĩ cần một hành trình rất dài và chi phí không hề thấp.

Dạo gần đây em hay xem tin tức về tuyển sinh, chọn ngành, cũng không ít lần thấy mọi người bảo nghề bác sĩ theo học rất tốn kém. Học phí một năm từ vài chục triệu đến trăm triệu cũng có tùy theo chuyên ngành. Thời gian học lại dài hơn các ngành khác. Chưa kể chi phí sách vở, nghiên cứu.

Một số phụ huynh thở dài bởi lo đồng lương ít ỏi không thể nuôi nổi con học bác sĩ. Cũng có người nói thẳng con nhà nghèo chắc bít cửa học Y. Hôm qua, em còn đọc được tâm sự của một sinh viên học Y. Em này cũng than “con nhà nghèo không nên học ngành Y”, con đường thành bác sĩ thật sự không dễ dàng.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: nankai

Nhiều em có ước mơ từ bé lớn lên sẽ trở thành bác sĩ chữa bệnh cứu người. Nhưng hiện thực không phải lúc nào cũng màu hồng. Một số em phải dừng lại ước mơ bác sĩ, chọn một con đường khác. Nguyên nhân là vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không nuôi nổi con vào trường Y.

Trong mắt người ngoài, công việc của bác sĩ ổn định, địa vị xã hội cao, tiền lương đãi ngộ lại càng tốt. Làm bác sĩ cũng không cần lo lắng tương lai thất nghiệp, càng có kinh nghiệm thì càng thăng tiến, có tên tuổi. Cho nên không ít cha mẹ định hướng con học Y.

Nhưng đó là khi đã trở thành bác sĩ, còn chặng đường để học thành tài, ra nghề bác sĩ rất chông gai. Không phải ai cũng có thể vượt qua được và theo đến cùng. Một sinh viên sinh năm 1994, năm nay tròn 28 tuổi ở xứ Trung đã cay đắng lên tiếng “con nhà nghèo có lẽ không nên học Y khoa”.

28 tuổi, trong khi các bạn đạt được nhiều thành tựu, lên chức, lên lương, kết hôn, sinh con. Nhưng với sinh viên này, 28 tuổi vẫn còn là nghiên cứu sinh ngành Y. Mỗi tháng chỉ dám chi tiêu trong khoản được trợ cấp hơn 2 triệu đồng. Còn ôm món nợ từ thời sinh viên vay học gần 240 triệu đồng.

Một phần vì sau khi học xong đại học, sinh viên quyết định học tiếp, hiện là nghiên cứu sinh. Không theo ước định trước đó về quê làm việc nên phải hoàn trả lại tiền hỗ trợ đi học. Gia đình cũng không khá giả, chẳng giúp được gì nhiều. Ngoài việc trực ở bệnh viện, sinh viên còn phải ra ngoài làm thêm để trả nợ.

Dù hè hay đông thì cũng làm việc suốt. Vừa làm vừa học đến tận 28 tuổi chưa xong. Nhìn quanh bạn bè đã ổn định, lương cao, còn mình chỉ dám nấu tại nhà, không dám ra ngoài ăn để tiết kiệm trả nợ, nhiều lúc sinh viên này thấy rất nản.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: nankai

Có thể đậu vào đại học Y, còn lên tiếp vị trí nghiên cứu sinh, có thể thấy sinh viên này học rất giỏi. Nhưng học Y là cuộc chiến lâu dài, không chỉ thách thức sinh viên mà còn với cả gia đình.

Ngay khi lời than con nhà nghèo không nên học Y được lan truyền trên mạng, nhiều người thấy thông cảm và khích lệ cho em. Học bác sĩ, mặc dù quá trình gian nan nhưng cứ kiên trì, đêm dài cũng sẽ có lúc ló rạng bình minh. Một khi đã chọn học Y phải xác định con đường này không hề dễ đi.

Cũng là đại học, nhưng sinh viên y khoa phải học 5 – 7 năm. Sau khi tốt nghiệp thường phải học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ để phục vụ công việc và thăng tiến. Vì bác sĩ là ngành đặc thù, chỉ có tấm bằng đại học nhiều lúc không đủ để đi làm, tìm được nơi tốt. Do đó, thời gian học của một bác sĩ càng kéo dài hơn nữa.

Kỳ thật khoảng cách từ sinh viên y khoa trở thành một bác sĩ rất xa. Một số người còn học đến tận 30 tuổi. Cho nên, muốn theo nghề Y, chính sinh viên phải đủ kiên trì, gia đình cũng phải đủ sức để lo cho con theo đến cùng.

Cũng chỉ mong các em sinh viên trường Y giữ vững tấm lòng như thuở ban đầu. Một lòng cố gắng vươn lên, học thành bác sĩ trị bệnh cứu người. Chứ ai cũng than học bác sĩ khó khăn, tốn kém thì sau này lấy đâu ra bác sĩ để trị bệnh nữa mọi người.