Giờ rất nhiều gia đình luôn có sẵn bộ test nhanh 'cô vít' để khi nghi ngờ là tự kiểm tra luôn, hoặc cứ vài ngày lại test cho yên tâm. Nhất là thời điểm này mọi người đang rục rịch kéo nhau về quê đón Tết nguyên đán, việc chủ động test như vậy sẽ hạn chế được nguy cơ lây lan bệnh, nhà có người già, bệnh nền cũng bớt lo hơn nhiều.

Tuy nhiên khi tự test nhanh như vậy, không ít người cũng lóng ngóng khi phải làm thế nào cho kết quả chính xác nhất. Hơn nữa, khi test nhanh mà có vạch C là màu xanh, vạch T là màu hồng hoặc đỏ nhạt thì kết quả này là nhiễm 'cô vít' hay không, nếu nhiễm thì bệnh nặng hay nhẹ?

Bản thân mình dạo này vài ngày vẫn phải test 1 lần, nên cũng quan tâm đến việc này. Vì vậy mình đã lên báo Người lao tìm hiểu và thấy Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khối Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) đã trả lời đầy đủ thắc mắc này rồi, giờ mình chia sẻ lại cho những ai quan tâm nha.

hình ảnh

Nhiều người bối rối khi vạch trên khay test nhanh có độ đậm nhạt khác nhau Ảnh: Người lao động

Độ đậm nhạt của vạch T có thể phản ánh được virus trong dịch phết nhiều hay ít

Theo bác sĩ Khanh, vạch C hay T trên khay test nhanh có màu xanh hay đỏ là do nhà sản xuất quy định như vậy, không ảnh hưởng đến kết quả. Màu của các vạch không ảnh hưởng đến kết quả test nhanh, chỉ cần hiện lên 2 vạch là chắc chắn đã dương tính. Bạn cần tự cách ly và tiếp tục theo dõi sức khỏe.

Còn riêng vạch T thì độ đậm nhạt có thể phản ánh được virus trong dịch phết nhiều hay ít.

Như vậy khi vạch T màu hồng có thể là đang khá nhạt, sẽ có 2 khả năng: một là bạn mới bị, tải lượng virus còn thấp; hai là bạn đã bị gần khỏi, tải lượng virus thấp đi.

Chuyên gia này giải thích, điều này là vì trong bệnh 'cô vít' tải lượng virus sẽ đi theo một đường parabol, khi test nhanh trong giai đoạn toàn phát thì vạch T sẽ rất đậm.

Tiến sĩ Nathan Hudson Peacock, bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, làm việc cho nhiều bệnh viện tại London (Anh), đã giải thích về vạch mờ bên cạnh chữ T trong test nhanh như sau:

Theo Tiến sĩ Peacock, sau khi thực hiện cẩn thận từng bước trên tờ hướng dẫn sử dụng test nhanh, thường thì kết quả nhận được rất rõ ràng. Nếu test nhanh hiển thị cả 2 vạch bên cạnh chữ C và chữ T thì đó là dương tính, còn nếu chỉ hiển thị 1 vạch bên cạnh chữ C, thì là âm tính. Tuy nhiên, nếu vạch bên cạnh chữ T nhìn rất mờ, việc đọc kết quả và các bước ứng xử tiếp theo có thể sẽ bị nhầm lẫn.

Tiến sĩ Peacock giải thích, cách đọc test nhanh khi vạch 'dương tính' bên cạnh chữ T hiện lên rất mờ làm bạn bối rối. Theo chuyên gia này, cho dù kết quả test nhanh có thế nào, nếu đã có các triệu chứng của virus Sars-CoV-2 thì nên hạn chế tiếp xúc và làm xét nghiệm PCR, vì xét nghiệm PCR vẫn đáng tin cậy hơn.

hình ảnh

Độ đậm nhạt của vạch T có thể phản ánh được virus trong dịch phết nhiều hay ít. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Tiến sĩ Peacock cho biết, nếu test nhanh hiện lên vạch 'dương tính' rất mờ bên cạnh chữ T, thì phải xem khung thời gian đọc kết quả.

'Bất cứ vạch nào hiện lên trong khung thời gian đọc kết quả - thường được ghi trên tờ hướng dẫn là 15 phút, thì đó là xét nghiệm dương tính thật và người bệnh phải cách ly và làm tiếp xét nghiệm PCR', Tiến sĩ Peacock nói.

Tuy nhiên theo chuyên gia này, nếu vạch hiện lên sau thời gian đọc kết quả - nghĩa là quá 15 phút - thì điều này không được tính là dương tính.

Theo lời của Tiến sĩ Peacock, vạch 'dương tính' mờ bên cạnh chữ T xuất hiện sau khung thời gian đọc kết quả có thể là dương tính giả. Điều này cho thấy quan trọng là phải làm đúng theo tờ hướng dẫn kèm theo test nhanh và chỉ đọc kết quả trong khung thời gian ghi trên tờ hướng dẫn.

Tiến sĩ Peacock nhấn mạnh, đây chỉ là quan điểm của riêng ông. Nếu vạch 'dương tính' hiện lên rất mờ sau khung thời gian đọc kết quả, thì nguyên nhân rất có thể do một số thứ gây nhiễu kết quả, ví dụ như thức ăn hoặc đồ uống... Hoặc cũng có thể mức độ virus chỉ ở mức cực kỳ thấp, nếu vậy tốt nhất là làm lại test nhanh một lần nữa.

Trên đây là những thông tin đã được báo chí chia sẻ, như vậy khi test nhanh mọi người hãy làm đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để có kết quả chính xác nha.

Nguồn: Tổng hợp