Cách đọc của một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt tưởng chừng như rất đơn giản nhưng cuối cùng lại gây tranh cãi gay gắt giữa các phụ huynh có con đang học lớp 1 và lớp 2. Dù các phụ huynh đều có trình độ Đại học, Thạc sĩ nhưng vẫn không thể lý giải được cách đọc của chữ cái này trong bảng chữ cái tiết việt, đó chính là chữ 'q'.

Cụ thể, một phụ huynh mới đây thắc mắc trên mạng: "Các mẹ ơi. Q là Cu hay là Quy? Lớp 1 cô dạy con đọc là Cu (Con học bộ sách Cánh Diều). Nay lớp 2 là sách Kết nối là Quy. Sao rối loạn vậy ạ. (Con học lớp 1, lớp 2 là 1 trường ạ)".

Chủ đề người mẹ này nhắc đến dưỡng như đụng trúng vào thắc mắc của rất nhiều phụ huynh và có lẽ cũng là tình huống khó xử mà rất nhiều người từng gặp phải nên đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận.

hình ảnh

Phía dưới bài viết, các phụ huynh đã đưa ra nhiều những ý kiến khác nhau:

- Em thấy Quy hay Cu đều được miễn là các con phân biệt được với lúc thêm chữ U thì đọc là Quờ.

- Có 2 cách đọc nhé mẹ. Đọc theo tên chữ cái là A Bê Cê Dê Đê... Đọc theo phát âm là A Bờ Cờ Dờ Đờ... Các con lên lớp 2 là cô dạy theo cách đọc tên chữ cái rồi.

- Theo như mình hiểu, thì Pê, Quy là tên chữ cái, còn Pờ Cu là phát âm của chữ. Giống như A Bê Cê và A Bờ Cờ.

Theo dõi những tranh cãi, nhiều người tỏ ra lo ngại và hoang mang bởi không biết về nhà dạy con như thế nào. Đặc biệt là những phụ huynh có con đang học lớp 1,2 thì lại càng khó hiểu muốn biết được cuối cùng thì chữ cái này đọc như thế nào mới đúng.

Trước băn khoăn này, một giáo viên dạy ở Hà Nội cho biết: "Một âm được ghi bằng nhiều chữ cái: Âm Cờ được ghi bằng 3 chữ C, K và Q. Khi dạy, C đọc Cờ, K đọc Ca và Q đọc Cu. Ðặc biệt âm Q không bao giờ đứng một mình mà luôn đi với U thành Qu đọc là Quờ".

"Âm "Q" chỉ là chữ cái trong bảng chữ cái. Q có tên chữ cái là Quy; đọc chữ là Cu và đánh vần (kèm âm u) là Quờ. Ví dụ từ "quả" đánh vần là "quờ - a - qua - hỏi - quả" (hoặc "a - hỏi - ả - quơ - ả - quả"). Chứ học sinh không hề biết cách đánh vần lạ lùng "cờ - u - cu - a - coa - hỏi - quả". Vì vậy, phụ huynh cũng không cần thiết gây khó cho mình và con bằng những tranh cãi đọc là gì".

Một chuyên gia khác chia sẻ:"Trước đây ở lứa tuổi của các phụ huynh thường phát âm chữ cái "K" là /Ca/, chữ cái "Q" là /Quy/. Tuy nhiên, gần đây, đã thay đổi phát âm hai chữ cái đó lần lượt thành /Cờ/ và /Cu/. Tuy nhiên, phát âm là /Ca/ và /Quy/ cũng không sai, do cách thống nhất của từng bộ sách, từng giáo viên".

hình ảnh

Khi con vào lớp 1, đây là một bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Từ việc làm quen với môi trường học tập mới đến việc hình thành các kỹ năng xã hội, lớp 1 là thời điểm mà trẻ cần sự hỗ trợ và định hướng đúng đắn từ bố mẹ. Dưới đây là những điều bố mẹ có thể làm để giúp con trong giai đoạn này:

- Làm quen với chương trình học của con

Hiểu nội dung sách giáo khoa: Bố mẹ nên nắm bắt nội dung chương trình học của lớp 1 để có thể hỗ trợ con trong việc học bài. Việc này giúp bạn biết cách hướng dẫn con làm bài tập và giải quyết các khó khăn trong học tập.

Theo dõi tiến độ học tập: Bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra bài tập về nhà và bài kiểm tra của con để biết được khả năng tiếp thu kiến thức của con và giúp con cải thiện khi cần thiết.

- Giúp con làm quen với việc học viết và đọc

Lớp 1 là thời điểm trẻ bắt đầu học chữ và tập viết, điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và hỗ trợ từ bố mẹ.

Hỗ trợ con học chữ cái: Hãy giúp con nhận biết và phát âm chuẩn các chữ cái, âm vần. Bạn có thể tạo ra các trò chơi liên quan đến chữ cái để giúp con vừa học vừa chơi.

Luyện viết hàng ngày: Bố mẹ nên giúp con luyện viết từng nét chữ một cách cẩn thận và chính xác. Điều này không chỉ giúp con viết đẹp mà còn hình thành thói quen kiên nhẫn và cẩn thận.

- Khuyến khích con tự lập

Bước vào lớp 1, trẻ cần học cách tự lập và có trách nhiệm với bản thân. Bố mẹ nên tạo điều kiện cho con phát triển những kỹ năng này.

Dạy con tự làm bài tập: Hãy để con tự làm bài tập về nhà trước khi bạn kiểm tra và giúp con sửa lỗi. Điều này giúp trẻ học cách tự chịu trách nhiệm với việc học của mình.

Hướng dẫn con tự chăm sóc bản thân: Từ việc mặc quần áo, chuẩn bị cặp sách cho đến vệ sinh cá nhân, trẻ cần học cách tự làm những việc này mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ.

-Xây dựng kỹ năng xã hội

Trong năm đầu tiên đi học, trẻ cũng cần học cách tương tác với bạn bè và giáo viên. Bố mẹ nên khuyến khích con hòa đồng và xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Khuyến khích con kết bạn: Hãy khuyến khích con giao tiếp, chia sẻ và hợp tác với các bạn cùng lớp. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, biết cách làm việc nhóm và xây dựng tình bạn.