Hôm trước vợ chồng nói chuyện với nhau về người em họ bị suy thận đang phải tuần 3 lần chạy thận. Anh chồng em bảo: Người ta bảo ăn gì bổ nấy, thận yếu thì  ổ sung bằng cách ăn nhiều thận vào cho nó khỏe lên.

Nghe chồng nói em mà em hết hồn vì suy nghĩ đó quá sai lầm. Sở dĩ em biết được là vì em từng đọc 1 bài báo nói về một người đàn ông bị hỏng thận chỉ vì vợ ngày nào cũng cho ăn 1 quả thận với mục đích: cho bổ thận, đó ạ.

Theo người nhà của người đàn ông kia thì ông này bất ngờ đau lưng dữ dội sau bữa tối và ngất xỉu trước khi xe cấp cứu đến. Bác sĩ làm xét nghiệm axit uric máu cho thì phát hiện chỉ số axit uric của bệnh nhân cao tới 870μmol/L, protein nước tiểu bất thường, huyết áp cao bất thường, chẩn đoán suy thận.

Người vợ lúc đó bối rối hỏi: Ngày nào tôi cũng cho anh ấy ăn một quả thận, làm sao lại hỏng được?

Ông này họ Trần, 42 tuổi, hóa ra sự việc vì 2 vợ chồng muốn có thêm cô con gái nhưng ông Trần thường xuyên uống rượu và “yếu” nên vợ ông đã nghĩ ra việc bồi bổ thận cho chồng, theo đúng kiểu “bổ thận tráng dương” các mẹ ạ. Thời này rồi mà vẫn còn những người nghĩ như vậy đó ạ.

Ngoài việc cho chồng ăn 1 quả thận/ngày thì người vợ còn nhờ tìm một số loại thuốc nam để bổ thận tráng dương cho vào canh để chồng uống mỗi ngày.

Sau đó người chồng bị đau lưng và có mua thuốc giảm đau về uống nhưng không khỏi. Cuối cùng vì đau quá nên đã ngất đi và được đưa vào viện cấp cứu.

hình ảnh

Hình minh họa, internet

Nghe xong thì bác sĩ tức giận mắng người vợ vì chính cô ấy là nguyên nhân khiến chồng bị suy thận. Bác sĩ cũng giải thích thêm vì sao thận lợn và thuốc nam lại có thể gây suy thận như sau:

Đối với thận lợn: Hàm lượng purin trong thận lợn cao hơn 300mg/g, là loại thực phẩm có hàm lượng purin cao điển hình.

Tiêu thụ lâu dài sẽ dẫn đến tăng chuyển hóa purin và axit uric. Quá trình chuyển hóa axit uric có quy luật nhất định, axit uric dư thừa không thể phân hủy kịp thời mà chỉ có thể tích trữ trong cơ thể.

Khi nồng độ axit uric đạt đến mức bão hòa, các tinh thể axit uric sẽ bị kết tủa. Một khi nó lắng đọng trong thận, nó có thể gây tổn thương thận.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Với việc sử dụng thuốc thảo dược bừa bãi: Việc uống các loại thảo dược này cũng cần phải bài tiết qua thận, điều này hầu như làm tăng gánh nặng cho thận. Nó cũng làm tăng nguy cơ tổn thương thận do thuốc gây ra.

Ngoài ra, còn có hai loại nước cũng có thể khiến nồng độ axit uric tăng cao, người thận yếu hoặc lo sợ gặp các chức năng thận nên tránh xa

1. Nước trái cây đóng hộp

Nhiều người thích uống nước trái cây đống hộp sẵn. Nhưng chúng chứa nhiều đường và chất phụ gia, một mặt sẽ chuyển hóa axit uric, mặt khác sẽ làm tăng lượng đường trong máu, rối loạn chức năng insulin, gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường và axit uric cao có mối quan hệ nhân quả và ảnh hưởng lẫn nhau. Dưới sự kích thích kép, nồng độ axit uric sẽ chỉ duy trì ở mức cao gây hại thận.

2. Rượu, bia

Trong rượu, bia có chứa vitamin B1, chất “xúc tác” phân hủy nucleotide purin, phản ứng hóa học giữa hai chất này sẽ làm tăng nồng độ axit uric.

Các đồ uống có cồn khác chuyển hóa axit lactic, ức chế chuyển hóa axit uric và làm tăng nồng độ axit uric.

Một khi được chẩn đoán có axit uric cao thì phải tránh xa rượu.

Nguồn tổng hợp