Chăm sóc người già bị bệnh đờ dẫn như thế nào?

1- Chú trọng giao lưu tình cảm . Vào giai đoạn đầu của chứng đờ đẫn người già thường có biểu hiện như : trí nhớ suy giảm , sống cô độc , tính tình cố chấp , tự ty .... Trong hoàn cảnh này , người nhà của bệnh nhân nên chủ động tiếp xúc với người già , trò chuyện thân mật , gần gũi và đặc biệt là phải có những hành động , cử chỉ thể hiện tình yêu thương vỗ về để cho người già cảm thấy họ luôn luôn nhận được sự quan tâm chăm sóc của người " thân và được sống trong không khí ấm cúng của gia đình . Từ đó , có thể giúp cho người già cảm giác thoải mái , lạc quan . Sau khi mắc chứng bệnh đờ dẫn , khi giảng giải một vấn đề nào đó người già thường nói đi nói lại rất nhiều nhưng lại không làm toát lên nội dung gì . Vì vậy , ở vào hoàn cảnh này người thân không nên ngắt lời của người già mà phải tập trung , kiên nhẫn lắng nghe . Với những người già có thói quen lười biếng , sống không vệ sinh sạch sẽ thì người thân càng cần phải cẩn thận , tỉ mỉ , cố gắng giúp người già sắp xếp cuộc sống gọn gàng , ngăn nắp . Còn với người già  mà tính tình nóng nảy , buồn vui thất thường thì người thân phải lưu ý khi nói chuyện với họ lời lẽ cần nhẹ nhàng , câu chữ rõ ràng , thái độ mềm mỏng , hòa nhã , tuyệt đối không được to tiếng nặng lời , vô lễ . Ngoài ra , có thể động viên , bảo ban con cháu dành nhiều thời gian để múa hát , làm hề cho người già nghe , xem để khơi dậy cảm hứng cuộc sống ở người già .

2- Tăng cường chú ý những việc bất ngờ có thể xảy ra . Ở Mỹ , có người đã miêu tả bệnh nhân bị mắc chứng đờ dẫn người già giống như một người chết đang sống . Nghe thì có vẻ hơi quá lời , song thực tế nó cũng có những lý lẽ nhất định . Có những người bệnh hoàn toàn mất trí nhớ , thậm chí còn không nhận ra người thân của mình , quên hết . khái niệm về thời gian . Đối với những bệnh nhân dạng này , tốt nhất là ở bên cạnh họ cả ngày . Không được để họ ra ngoài một mình , dễ lạc đường và có thể xảy ra những điều bất trắc . Với bệnh nhân mà bệnh tình chưa nghiêm trọng thì nên bỏ vào túi áo , quần những mảnh giấy an toàn như tên tuổi , địa chỉ gia đình , số điện thoại , ... Ngoài ra , những đồ dùng như thuốc thang , diêm , bật lửa , ... cũng không được đặt ở những nơi mà người bệnh hay tiếp xúc để tránh xảy ra ngộ độc thuốc hoặc hỏa hoạn .

3- Sắp xếp hợp lý cuộc sống hàng ngày . Khả năng tự lo liệu ở người bệnh rất kém , họ không thể tự mình sắp xếp được cuộc sống hàng ngày . Do đó , người thân nên chú ý chăm sóc cẩn thận cuộc sống cho bệnh nhân , cố gắng lo lắng sắp xếp tốt cho người bệnh như : ngày ba bữa ăn , các hoạt động giải trí hay nghỉ ngơi , ...