Ai hay bị tăng đường huyết thì cũng sẽ biết tới các biểu hiện cảnh báo của bệnh này như khát nước nặng, mệt mỏi, khô miệng, thở nhanh...

Vậy nhưng còn có một số biểu hiện xuất hiện khi ngủ cũng do đường huyết cao gây ra mọi người ạ.

Đường huyết tăng cao chính là biểu hiện trước khi bệnh tiểu đường khởi phát, mà bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào thì mọi người cũng biết rồi. Nếu đường huyết duy trì ở mức cao kéo dài thì sớm muộn gì cũng mắc bệnh tiểu đường.

Chính vì vậy, việc phát hiện sớm qua những biểu hiện này sẽ giúp cho việc xử lý được kịp thời.

Dưới đây là một số biểu hiện khi ngủ cảnh báo đường huyết cao mà mình vừa đọc được trên báo, giờ chia sẻ lại và mọi người thử để ý xem bản thân có triệu chứng nào hay không nha.

Các biểu hiện này như sau:

hình ảnh

Người có đường huyết cao thường có 5 biểu hiện khi ngủ. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Đói vào nửa đêm

Thông thường mọi người sẽ ít khi bị đói vào buổi tối vì lúc này cơ thể tiêu hao ít năng lượng hơn. Tuy nhiên, nếu đường huyết cao, người bệnh thường cảm thấy đói vào ban đêm, thậm chí có thể bị tỉnh giấc vì quá đói.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do lượng insulin mà cơ thể người bệnh tiết ra không đủ, đồng thời lượng carbohydrate dù đã hấp thụ vào nhưng lại không chuyển hóa thành năng lượng, từ đó khiến cơ thể bị thiếu năng lượng và dẫn đến cảm giác đói.

Đi tiểu đêm nhiều lần

Nếu nhận thấy mình đi tiểu đêm nhiều lần có thể do tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể do bệnh tiểu đường gây ra.

Nguyên nhân vì lượng đường trong máu quá cao sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của máu. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khát nước, bứt rứt và đi tiểu nhiều hơn.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, người có lượng đường trong máu quá cao cũng sẽ tác động xấu đến khả năng hô hấp, dễ bị tỉnh giấc trong khi ngủ, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Do vậy, nếu bạn đi tiểu đêm nhiều hơn 2 lần, hãy đi khám xem mình có bị tình trạng đường huyết tăng cao hay không để kịp thời xử lý.

Ngứa da

Ngứa da khi ngủ vào ban đêm thường do lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, không thể chuyển hóa kịp thời và gây kích ứng da .

Hơn nữ, với những người có lượng đường huyết trong máu cao thường có tình trạng da bị mất nước mãn tính lâu ngày, mồ hôi ra ít, da dễ bị khô và dễ gây ngứa da.

Tê tay chân

Tay chân tê nhức cũng là biểu hiện cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao, đặc biệt là vào ban đêm.

Nguyên nhân là do hệ thần kinh của cơ thể rất nhạy cảm với lượng đường trong máu. Tình trạng đường huyết tăng cao dần dần sẽ làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu, đặc biệt là các chi dưới, từ đó khiến các dây thần kinh ngoại biên bị tê, bị chuột rút, khô và thậm chí là hoại tử.

Mất ngủ kéo dài

Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, những người ngủ không quá 6 giờ/đêm có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao gấp đôi bình thường. Và, nếu bạn bị mất ngủ trong 3 ngày liên tiếp, tác dụng hạ đường huyết sẽ bị chậm lại 25%.

Nguyên nhân là do thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin và kiểm soát glucose. Từ đó gây hại cho hệ thống trao đổi chất của toàn bộ cơ thể con người.

hình ảnh

Đường huyết tăng cao chính là biểu hiện trước khi bệnh tiểu đường khởi phát. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Vì vậy, để kiểm soát lượng đường trong máu, mọi người nhớ thực hiện 4 điều dưới đây:

Đầu tiên là ngủ đủ giấc

Thói quen ngủ muộn và ngủ ít có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và độ nhạy insulin. Cụ thể là nó có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tăng cân.

Vì thế, giấc ngủ ngon có thể giúp duy trì lượng đường trong máu của bạn và duy trì cân nặng ở mức ổn định.

Thứ 2 là ăn một số loại ngũ cốc

Nếu bạn muốn kiểm soát lượng đường trong máu, hãy bổ sung ngũ cốc thô và tăng cường ăn nhiều chất xơ sẽ vô cùng hiệu quả. Các thực phẩm có hàm lượng chất xơ tương đối cao bao gồm: Yến mạch, ngô, cần tây,…

Thứ 3 là kiểm soát muối

Muối rất quan trọng với cơ thể, nhưng sử dụng muối không hợp lý và mất kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ về các bệnh như: tim mạch, ung thư dạ dày và đái tháo đường...

Thường xuyên ăn thực phẩm nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho thận, và còn làm tăng khả năng mắc bệnh thận do đái tháo đường.

Thứ 4 là tránh xa đồ uống có cồn

Các loại đồ uống có cồn như rượu có chứa ethanol, chất này sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa đường của cơ thể. Khi gan bình thường và đủ glycogen, nếu uống rượu vào sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Nếu như chức năng gan không tốt, trong gan không có glycogen, rượu sẽ gây cản trở quá trình sản xuất đường, từ đó dễ bị hạ đường huyết. Do vậy, để kiểm soát lượng đường trong máu, tốt nhất không nên dùng đồ uống có cồn như rượu.

Trên đây là những thông tin mình đọc được trên báo nên chia sẻ lại, mọi người nhớ thường xuyên quan sát những biểu hiện bất thường liên quan đến đường huyết ngay cả khi ngủ, để kịp thời xử lý và tránh những biến chứng nguy hiểm về sau nha.

Nguồn: Tổng hợp