Bạn không tra cứu được mã số BHXH của mình? Hoặc muốn đề nghị điều chỉnh các thông tin trong đó? Nếu đang gặp các vấn đề này thì bạn cần làm một tờ khai bảo hiểm xã hội. Nếu chưa biết cách viết thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để chúng tôi biết thêm thông tin chi tiết.

hình ảnh

Mẫu Tờ Khai Bảo Hiểm Xã Hội (TK1-TS)

hình ảnh
hình ảnh

Cách Lập Tờ Khai Bảo Hiểm Xã Hội

Người tham gia BHXH phải có trách nhiệm lập tờ khai khi không tra cứu được mã số hoặc có thông tin muốn điều chỉnh. Nếu là trẻ em dưới 6 tuổi thì sẽ được Cha/mẹ/người giám hộ khai hộ. Cách viết tờ khai BHXH như sau:

Mục I: Áp dụng đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH do cơ quan BHXH cấp

Nếu thuộc nhóm đối tượng trong mục I này thì bạn cần kê khai tất cả các chỉ tiêu bắt đầu từ 1 đến 11:

01. Họ và tên: Ghi đầy đủ họ tên bằng chữ in hoa có dấu.

02. Giới tính: Ghi giới tính nam/nữ của người tham gia

03. Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ như trong giấy khai sinh hoặc căn cước công dân/hộ chiếu.

04. Quốc tịch: Ghi như trong giấy khai sinh hoặc căn cước công dân/hộ chiếu.

05. Dân tộc: Ghi dân tộc như trong giấy khai sinh hoặc căn cước công dân/hộ chiếu.

06. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Ghi số căn cước công dân/hộ chiếu được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì ghi số định danh cá nhân).

07. Điện thoại: Ghi số điện thoại có thể liên hệ với người tham gia BHXH.

08. Email: (nếu có).

09. Nơi đăng ký khai sinh: Ghi rõ tên xã (phường/thị trấn); huyện (quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã đăng ký khai sinh. Nếu chưa xác định được nơi đăng ký khai sinh thì ghi rõ ràng, đầy đủ nguyên quán hoặc địa chỉ hộ khẩu thường trú/tạm trú.

10. Họ tên cha/mẹ/giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi):

11. Địa chỉ nhận kết quả: Ghi cụ thể, đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống (số nhà, đường/ phố, thôn/ xóm; xã/ phường/ thị trấn; huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương).

Mục II. Áp dụng đối với người tham gia đã có mã số BHXH đề nghị đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT

Nếu cần điều chỉnh thông tin cá nhân, mức đóng BHXH, phương thức đóng, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu,... thì điền đúng chỉ tiêu muốn thay đổi trong các mục 13 đến 19. Ví dụ muốn đính chính lại thông tin cá nhân về nơi đăng ký khai sinh thì chỉ cần kê khai mục 14.4. Cụ thể như sau:

13. Mã số BHXH: Ghi mã số BHXH được cơ quan BHXH cấp.

14. Điều chỉnh thông tin cá nhân: Chỉ kê khai một trong các thông tin cá nhân đề nghị điều chỉnh, cụ thể:

  • 14.1. Họ và tên: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu.
  • 14.2. Giới tính: Ghi giới tính nam/nữ của người tham gia .
  • 14.3. Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc căn cước công dân/hộ chiếu.
  • 14.4. Nơi đăng ký khai sinh: Ghi rõ tên xã (phường/thị trấn); huyện (quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã đăng ký khai sinh. Nếu chưa xác định được nơi đăng ký khai sinh thì ghi rõ ràng, đầy đủ nguyên quán hoặc địa chỉ hộ khẩu thường trú/tạm trú.
  • 14.5. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Ghi số căn cước công dân/hộ chiếu được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì ghi số định danh cá nhân).

15. Mức tiền đóng (áp dụng đối với người tham gia đăng ký/điều chỉnh mức đóng BHXH tự nguyện): Ghi mức thu nhập tháng tự nguyện lựa chọn.

16. Phương thức đóng (áp dụng đối với người tham gia đăng ký/điều chỉnh phương thức đóng BHXH tự nguyện): 03 tháng/06 tháng/...

17. Nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu (áp dụng đối với người tham gia BHYT đăng ký/thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu): Ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT muốn thay đổi.

18. Nội dung thay đổi, yêu cầu khác: Ghi nội dung yêu cầu thay đổi, điều chỉnh tùy theo nhu cầu như cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT, chức danh công việc, địa chỉ nhận kết quả, điện thoại, email,...

19. Hồ sơ kèm theo: Các giấy tờ chứng minh thông tin thay đổi (photo công chứng).

Xác nhận kê khai:

  • Người kê khai: Ghi nội dung đúng với mục đích của tờ kê khai và cam kết đảm bảo chính xác thông tin và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai. Sau đó ký và ghi rõ họ tên.
  • Xác nhận của đơn vị: Thường là đơn vị đang sử dụng lao động (cơ quan, công ty,...). Nếu đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không cần ghi dòng xác nhận nội dung, thông tin đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Sau đó Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên.

Mục 12. Kê khai Phụ lục Thành viên hộ gia đình (phụ lục kèm theo) 

Việc kê khai đầy đủ, chính xác thông tin các thành viên hộ gia đình sẽ giúp người tham gia BHXH bổ sung, hoàn thiện thông tin hoặc giảm trừ mức đóng BHXH nếu đủ điều kiện,... Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì việc kê khai này có mục đích xác nhận thông tin để cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Việc kê khai này chỉ cần điền đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn là được. Lưu s khi điền bảng thông tin thành viên hộ gia đình cần viết chi tiết, chính xác thông tin của tất cả các thành viên, bao gồm cả chủ hộ. Lưu ý, phần thông tin địa danh, ngày tháng trước mục ký tên cần ghi theo tên địa giới hành chính tại thời điểm kê khai

hình ảnh

Kết Luận

Bài viết trên đây đã đề cập đến cách viết tờ khai bảo hiểm xã hội Mẫu TK1-TS. Đây là mẫu tờ khai đang được sử dụng hiện hành theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH. Các bạn chú ý kê khai đầy đủ, chính xác thông tin như hướng dẫn.

Xem thêm: Ví Dụ Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần, Hàng Tháng 2022

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Theo dõi các bài viết tiếp theo tại Webtretho.Com để được chia sẻ kiến thức hay và thú vị!