Mới đây, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các đơn vị nhanh chóng tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần. Đây là đối tượng cũng dễ tổn thương trong bối cảnh virus nCoV đang hoành hành khắp nơi.

Mặc dù cùng có nguy cơ nhiễm bệnh như nhau song phụ nữ mang thai rất dễ bị trở nặng và gặp nguy hiểm trước virus.

Nguyên nhân là vì trong quá trình mang thai sẽ có tình trạng giữ nước trong cơ thể, gây hiện tượng phù, phù niêm mạc hô hấp trên. Từ đó làm tăng nguy cơ bị tổn thương đường hô hấp trên. Đó là lý do vì sao mà thai phụ dễ trở nặng khi nhiễm nCoV.

Đó là còn chưa kể rằng khi mang thai, phụ nữ có thể bị bệnh huyết áp, tiểu đường, béo phì, tim mạch… Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi cũng rất dễ gây ra biến chứng trong thai kỳ. Từ đó làm tăng nguy cơ diễn biến nặng của mẹ bầu.

Hiện nay nước ta chưa tự chủ được vắc xin, nguồn cung còn hạn hẹp. Thế nên, Bộ Y tế đã đồng ý cho tiêm trộn 2 loại vắc xin. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết họ có thể tiêm trộn được không. Và nếu gần tới ngày dự sinh thì vẫn tiêm bình thường hay chờ sinh xong rồi mới tiêm.

Để giải đáp thắc mắc này cho chị em, BS. Bạch Thị Chính (GĐ Y khoa – hệ thống tiêm chủng VNVC) đã có buổi trao đổi với báo chí. Theo đó, BS. Chính chia sẻ cụ thể như sau.

hình ảnh

Tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Phụ nữ mang thai tiêm trộn vắc xin được không?

Thông tin đăng tải trên báo chí, BS. Chính cho biết: Với phác đồ tiêm chủng của vắc xin nCoV, bất kì nhà sản xuất nào cũng muốn hoàn thành liệu trình tiêm chủng cùng một loại vắc xin.

Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học có nghiên cứu rằng tiêm mũi 1 Astra thì mũi 2 có thể tiêm Pfizer.

Cần lưu ý rằng: Phác đồ của 2 mũi Astra được VNVC khuyến cáo cách nhau 4 – 12 tuần. Còn Bộ Y tế khuyến cáo từ 8 – 12 tuần. Thực chất, 2 phác đồ này đều có thể thực hiện được miễn mẹ bầu không tiêm sớm hơn thông tin kê toa của mũi 1 là 4 tuần.

Trong trường hợp bất khả kháng, nguồn cung vắc xin thiếu hụt. Người tiêm có thể kết hợp mũi 1 Astra và mũi 2 Pfizer. Thế nhưng, nếu tiêm trộn thì khoảng cách giữa mũi 1 với mũi 2 phải đảm bảo từ 8 – 12 tuần theo đúng hướng dẫn của các nhà chuyên môn và phác đồ của Bộ Y tế.

Còn theo PGS. TS. BS Vương Thị Ngọc Lan (Trưởng khoa Y, Bộ môn Phụ sản, ĐH Y dược TP. HCM) cho hay: Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tất cả vắc xin đang có ở nước ta đều có thể tiêm cho mẹ bầu và chị em đang nuôi con nhỏ. Chỉ trừ vắc xin Sputnik – V.

Bộ Y tế khuyến cáo: Mũi thứ 1 và mũi thứ 2 tốt nhất là nên cùng loại. Nếu không có vắc xin cùng loại thì hoàn toàn có thể kết hợp mũi 1 Astra và mũi 2 Pfizer như người bình thường.

Hiện, chưa có bằng chứng khuyến cáo hay chống chỉ định tiêm trộn vắc xin cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trước mắt để đảm bảo an toàn ‘theo tôi chưa nên áp dụng tiêm trộn cho thai phụ’, BS. Lan thông tin.

Đối với mẹ bầu sắp sinh thì nên tiêm khi nào? Trong thai kỳ, vắc xin phòng uốn ván sẽ phải hoàn tất ở tuần 20 – tuần 24. Với thai kỳ của thai phụ 37 tuần, trong thời điểm nCoV diễn biến phức tạp như hiện nay thì nên tiêm càng sớm càng tốt. Tiêm sớm để cơ thể có kháng thể chống lại bệnh nếu không may nhiễm.

Phụ nữ mang thai có tuổi thai càng lớn thì mức độ nguy hiểm càng cao so với thai phụ có tuổi thai còn nhỏ. Do đó, ‘chúng tôi khuyến cáo nên tiêm kể cả khi tuổi thai đã ở tuần thứ 37. Bất kỳ thời điểm nào nếu có cơ hội thì mẹ bầu đều nên tiêm’.

hình ảnh

Thai phụ được khuyến cáo nên tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Phụ nữ mang thai tiêm vắc xin cần lưu ý những gì?

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần được khuyến cáo nên tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, theo ThS. BS Nguyễn Hiền Minh (BV Đại học Y dược TP. HCM) cho biết, khi tiêm chị em cần lưu ý những điều sau:

+ Thăm khám bác sĩ sản khoa trước khi tiêm chủng nhằm đánh giá sức khỏe thai kỳ.

+ Lịch tiêm vắc xin khác của thai phụ như vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà… cần cách ít nhất 14 ngày trước khi tiêm vắc xin nCoV và cách 28 ngày sau khi tiêm vắc xin ‘cô vít’.

+ Tiêm xong, cần tiếp tục theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.

+ Thai phụ tiêm xong có thể gây ra một số hiện tượng bất thường do phản ứng tiêm chủng, thậm chí có thể gặp tai biến sau tiêm chủng. Do đó, chị em cần đặc biệt chú ý theo dõi.

+ Nên tiêm vắc xin ở các cơ sở y tế có cấp cứu sản khoa.

+ Trước khi tiêm nên liên hệ bệnh viện để được tư vấn và hướng dẫn mọi thứ.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà các chuyên gia đã chia sẻ trên báo chí liên quan tới việc thai phụ tiêm vắc xin. Vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất. Do đó, chị em hãy đi tiêm ngay khi có thể để bảo vệ bản thân và sinh linh trong bụng nhé.

Nguồn: Tổng hợp