Con mãi là thiên thần trong lòng cha mẹ, nhưng liệu điều đó có luôn đúng?

Đối mặt với giai đoạn tuổi mới lớn của con luôn là thách thức với bất kỳ bậc cha mẹ nào. Trước đây từng có ông bố nghe tin con bỏ học, đang đi làm xa nhà phải chạy đôn chạy đáo tìm con. Tìm được cũng chẳng dám trách mắng, chỉ hỏi con có thương cha mẹ không, sao con lại 5 lần 7 lượt bỏ học. Đứa con gái vẫn trơ trơ, cha nhìn con dại khờ mà xót xa đến khóc rống lên giữa đường. Hỏi rằng nếu trên đường tìm con, cha có mệnh hệ nào thì con có biết hối. Điều đáng nói là mặc cho người qua đường khuyên can, đứa con vẫn không nói một lời nào.

Dưới bình luận của câu chuyện trên, các bậc phụ huynh đều có chung một nhận định là ở tuổi dở dở ương ương, trẻ luôn tìm cách chống đối cha mẹ, tự khẳng định mình, tự cho rằng mình đã lớn. Kinh nghiệm rút ra là gì, chỉ có sự kiên nhẫn và tình yêu thương. Nhưng liệu có người mẹ nào kiên nhẫn nổi, khi phải gom góp từng đồng để trị bệnh, cuối cùng bị con gái lấy mất tiêu pha, mua sắm.

Theo Sohu, một nữ sinh 14 tuổi đã lấy 120.000 nhân dân tệ gia đình dành dụm để phẫu thuật cho mẹ. Số tiền này, cô bé Xiao Li nộp tiền vào game, mua điện thoại và quần áo, đồ ăn. Mẹ cô bé vốn bị thoát vị đĩa đệm, mấy năm nay đều ráng dành dụm để có thể thực hiện phẫu thuật. Một ngày, vợ chồng họ phát hiện số tiền 120.000 nhân dân tệ (khoảng 417 triệu đồng) đã không cánh mà bay. Họ rất đau lòng khi phát hiện cô con gái 14 tuổi đã lấy trộm số tiền đó để mua sắm trò chơi trên game, điện thoại di động, quần áo, đồ ăn….

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp. Bệnh gây ra những cơn đau ở lưng, đôi khi cơn đau đi kèm với cảm giác tê và lan dọc xuống một hoặc cả hai chân. Với người lớn tuổi, căn bệnh này thực sự gây ra nhiều khó chịu, bất tiện về thể chất trong sinh hoạt thường ngày. Vậy mà đứa trẻ ấy khi nhón tay không hề suy nghĩ, cho người đã sinh ra mình.

hình ảnh

Cô con gái của đã trộ.m tiền và tiêu vào các khoản mua sắm trực tuyến trên các tài khoản chơi game trả phí, điện thoại di động, quần áo và thực phẩm (Ảnh SMCP)

Chẳng hiểu khi xúng xính trong những chiếc đầm xinh đẹp, cô bé có nghĩ đến những đêm trở trời, tay chân mẹ lạnh toát, đau nhức đến không ngủ được.

Chẳng biết khi ăn những món ngon, khi vung tay đãi bạn, con gái có biết mẹ không ngày nào ngon miệng, chỉ vì căn bệnh hành hạ.

Chẳng biết khi hào hứng khoe với bạn những món trang bị đắt tiền trong game, cô bé 14 tuổi kia có hiểu rằng kể cả những công việc nhà thường ngày, mẹ của mình đều rất khó khăn mới làm xong. Bởi vì bà không thể tự nhiên xoay ngang xoay dọc, ngồi xuống đứng lên nhanh nhẹn như người bình thường.

Hơn 400 triệu để dành phẫu thuật cho mẹ, cuối cùng chỉ thu lại được phân nửa, nghĩa là còn rất lâu mẹ bé gái tuổi thành niên kia mới có thể chấm dứt cơn ác mộng mang tên thoát vị đĩa đệm. Bởi vì từng đồng, từng xu nhuốm mồ hôi và đau đớn ấy đã bị Xiao Li nướng vào game, vào áo quần, điện thoại…

hình ảnh

Cảnh sát không chắc liệu người mẹ có được phẫu thuật hay không vì gần một nửa số tiền được yêu cầu đã không được lấy lại (Ảnh SMCP)

Khi phát hiện sự việc, cha mẹ bé gái đã liên lạc với công ty game, cửa hàng bán đồ cho bé gái nhưng không thể thu hồi lại tiền. Trong sự bất lực và cả nỗi đau đớn khôn nguôi, người cha đành báo cảnh sát, với hy vọng có thể thu lại phần nào, để tiếp tục hy vọng cho vợ chữa lành. Cảnh sát có thể dễ dàng liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của nền tảng mua sắm, thông báo cho bên kia rằng người mua là trẻ vị thành niên. Thì ra cô con gái đã liên kết tài khoản ngân hàng của mẹ với tài khoản WeChat của mình và sau đó mua sắm trực tuyến. Trong 417 triệu đồng, bé gái đã chi 104 triệu cho các tài khoản trò chơi trực tuyến, 50 triệu để mua 3 chiếc điện thoại di động. Phần tiền còn lại, cô dùng để mua quần áo, đồ ăn cùng nhiều mặt hàng xa xỉ khác.

Cảnh sát đã nói chuyện với cô bé, yêu cầu cô trao biên lai cho tất cả giao dịch mua sắm. Họ cũng liên hệ với nền tảng mua sắm liên quan, thông báo người mua là trẻ vị thành niên, sử dụng tiền lấy của người khác và đề nghị bên bán hoàn lại tiền. Vì nữ sinh chưa đến 16 tuổi, bên bán sẽ hoàn lại số tiền cô nạp vào trò chơi. Tuy nhiên, số tiền mua điện thoại cùng tài khoản trò chơi đã qua sử dụng không được trả lại. Sau nhiều ngày cảnh sát can thiệp và đàm phán, nền tảng mua sắm đã hoàn trả cho gia đình hơn 60.000 nhân dân tệ (khoảng 200 triệu), chỉ bằng phân nửa số tiền nữ sinh đã nướng vào trò chơi, quần áo, mỹ phẩm…Không ai chắc chắn liệu ca phẫu thuật cho người mẹ có tiến hành hay không, vì họ vẫn thiếu một nửa số tiền.

hình ảnh

Thông tin về vụ việc khiến cư dân mạng đại lục hông khỏi bàng hoàng, tức giận vì sự ích kỷ của cô con gái (Ảnh 163)

Sự việc này một lần nữa gây lo ngại rộng rãi trên mạng. Nhiều cư dân mạng than thở rằng việc dùng tiền phẫu thuật của mẹ để nạp tiền và chơi game online thực sự không phù hợp. Khi cha mẹ làm việc chăm chỉ, đứa trẻ chỉ nhìn thấy tủ quần áo của mình đầy đủ, nó sẽ nghĩ rằng đây là mức tiêu dùng hàng ngày của mình. Không ai nói cho nó biết tiền đến từ đâu và sử dụng nó như thế nào. Xiao Li đã lấy đi 120.000 phí phẫu thuật của mẹ, điều này ít nhất cho thấy gia đình có ý thức tương đối yếu về ranh giới tài sản, hoặc đã quen với việc con gái tiêu tiền của gia đình, nhưng lần này con số đã trở nên lớn hơn.

Những đứa trẻ như vậy không chỉ thiếu hiểu biết đúng đắn về tiền bạc mà còn khó hiểu được mối quan hệ giữa tiền bạc và cuộc sống. Xiao Li đã là học sinh cấp 3, thời kỳ nổi loạn không phải là cái cớ, đứa trẻ nên biết tầm quan trọng của 120.000 nhân dân tệ đối với mẹ mình. Mặc dù tiền rất quan trọng nhưng có nhiều thứ còn quan trọng hơn nó, chẳng hạn như mẹ đang nằm trên giường bệnh.

Trong quá khứ, một đứa trẻ cất tiền xu trong một con heo đất, và nó có thể đếm số tiền với kho báu lớn để sống cuộc đời của mình. Ngày nay, phương tiện thanh toán là kỹ thuật số, chưa nói đến trẻ em, người lớn thiếu nhận thức trực tiếp về tiền và không còn nhạy cảm với số tiền, hầu hết mọi người không có khái niệm về giới hạn tiêu dùng.

Nếu có đứa trẻ nào trên phố muốn đồ chơi thì sẽ mua, nếu mẹ bảo đắt quá, nó sẽ nói: “Mẹ ơi, lấy điện thoại di động ra mà quét”. Nó không nghĩ rằng hành động quét mã bằng điện thoại di động của mình là trả tiền và giảm giới hạn tiêu dùng của gia đình. Nhiều bậc cha mẹ không hiểu được nhận thức ngây thơ của con mình, không ngại nhập mật khẩu trước mặt con, quẹt điện thoại, quét mã, lâu sau con học được cách chuyển đi 120.000 nhân dân tệ vào tài khoản mình.

Trong thời đại kỹ thuật số, các bậc cha mẹ nên có ý thức chung: không nói cho con cái biết mật khẩu thanh toán. Bé gái cũng không còn quá nhỏ, nguyên nhân dẫn đến hành vi này có thể là do trước đây cô bé tuổi vị thành niên thường xuyên lấy trộm tiền của gia đình, bố mẹ không nghiêm khắc lên án, qua thời gian lại phạm phải sai lầm lớn, lần này là chi phí phẫu thuật của người mẹ. Và chẳng biết đứa trẻ ấy có nhận ra sự vô tâm của mình lớn đến chừng nào, khi hưởng thụ se sua trên chính số tiền chữa lành mẹ mình. Một gia đình nông thôn tiết kiệm 120.000 nhân dân tệ thật không dễ dàng gì. Đứa trẻ đang học năm thứ hai trung học cơ sở, đến giai đoạn nổi loạn, theo đuổi cảm giác bản thân quá nhiều, thiếu trách nhiệm và tình yêu thương, dẫn đến tính cách thờ ơ. Cuối cùng sau bao nỗ lực của cảnh sát cũng đã thu hồi được 60.000 tệ, điện thoại di động và quần áo đã dùng hết rồi không trả lại được, có thể coi như khắc phục được phần nào tổn thất, không biết bài học này có khiến đứa trẻ ăn năn hối cải không.

Nguồn: 163